Tỷ phú nhờ rừng tái sinh
15 năm trước đây anh Trần Văn Hiếu cùng với vợ và 3 con đã quyết định bỏ nghề làm mực ở xóm chài Tân Long, lên khu rừng chồi Động Chú vừa sản xuất, chăn nuôi vừa tìm cách tái sinh rừng. Nói đến Động Chú hẳn người dân xã Tân Bình ai cũng rõ, một động cát mênh mông với rừng chồi, cây bụi.
Giữ rừng
Trò chuyện với anh Trần Văn Hiếu, được nghe anh kể về những ngày đầu lên Động Chú lập nghiệp. Anh tâm sự: “Đất Động Chú này xấu lắm, trồng cây gì cũng lòi còi không lên nổi. Sống với đất một thời gian, tôi phát hiện cây dầu con, cây sến dạng tái sinh ở đây có sức chịu đựng kiên cường lắm. Mùa khô cháy lên, cháy xuống, vậy mà sa mưa là nó bung lá xanh rì. Đã vậy thì quyết giữ lấy nó, 15 năm cha con rong cành, tỉa nhánh, làm cỏ, dọn rừng, giữ lửa, chỗ nào thưa trồng giặm, bây giờ rừng đã phủ kín, cây cao trên 10m”. Gần đây, nhiều người đã hỏi mua lại rừng tái sinh với giá 400 triệu đồng/ha, nhưng anh đang còn phân vân bán hay không bán? Bán thì trước mắt có khoản tiền lớn, nhưng về lâu dài ý định nhờ rừng phát triển du lịch, chăn nuôi dưới tán rừng tạo nguồn lợi lâu dài sẽ không thực hiện được…
Kiếm sống từ rừng
Bên cạnh việc giữ gìn, chăm sóc 12 ha rừng tái sinh, gia đình anh Hiếu còn có cách làm ăn rất sinh thái và hiệu quả. Đó là nuôi gà, thả cá, nuôi bò và đặc biệt nuôi heo rừng lai. Trần Nguyễn Trung Việt, con trai đầu anh Hiếu năm nay mới ngoài 30, tốt nghiệp đại học nhưng lại mê nuôi heo rừng lai này lắm. Việt cho tôi biết đàn heo của gia đình hiện nay có gần 40 con. Một năm gia đình bán được vài chục con heo rừng lai, mỗi con chừng hơn 1 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Việt tâm sự với tôi, chăm sóc rừng có nhiều thú vui lắm, ngày ngày được nhìn cây dầu, cây sến bung đọt bung cành, được nghe chim chóc hót vang, được thấy đàn heo là sướng lắm.
Cái khổ nhất là chống cháy trong mùa khô hạn. Hơn năm trước đây, không biết ai vô tình làm lửa bén cháy rừng, cả gia đình rồi bà con chòm xóm xúm vào dập lửa kịp thời mới ngăn được thảm họa. Việt còn cho biết, ngoài thu nhập từ chăn nuôi, một nguồn thu chính khác cũng giúp gia đình một năm có thêm vài chục triệu đồng, đó là bán củi từ các loại cành nhánh phát rong vệ sinh rừng. Một cách lấy rừng nuôi rừng rất hiệu quả.
Related news
Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tổng kinh phí đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để xây dựng các tiêu chí NTM trên địa bàn 7/7 xã của TP Cà Mau trên 154 tỷ đồng.
“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!
Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.
Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.