Dưa Hấu Được Mùa, Được Giá
Không chỉ vậy, giá lúa vụ đông – xuân đã tăng trở lại
Bước vào vụ thu hoạch năm nay, giá dưa hấu tại xã Quảng Lợi (Thừa Thiên Huế) đã đạt 8.500 đồng/kg, gấp đôi năm trước. Không chỉ được giá, dưa hấu còn đạt sản lượng khá cao, bình quân mỗi ha trên 100 tấn.
Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.
Tương tự, nông dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn cũng đang phấn khởi khi các diện tích dưa hấu được mùa lẫn giá. Ông Lê Hùng (thôn Thành Công) cho biết: Vụ dưa hấu này, gia đình tôi trồng 4 sào, năng suất bình quân 8 tạ/sào. Với giá bán hơn 7.000 đồng/kg, trừ chi phí xong thu lãi trên 20 triệu đồng. Đây là vụ được mùa được giá nhất từ trước đến nay”.
Ngoài trúng mùa được giá thì sức mua cũng khiến bà con yên tâm. Nhiều thương lái trong, ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua nên việc tiêu thụ khá nhanh, ông Hùng cho biết thêm.
Không chỉ vậy, niềm vui của nông dân Quảng Điền như được nhân lên khi giá lúa vụ đông – xuân đã tăng trở lại.
Chị Phan Thị Sương (xã Quảng Phước) phấn khởi: Vụ đông – xuân gia đình tui thu hoạch được 4 tấn lúa. Tấn đầu bán giá thấp (chỉ được 6 triệu đồng), nhưng nay mỗi tấn bán được 7,2 triệu đồng”.
Cùng chung niềm vui như chị Sương, anh Đặng Phước Phục (xã Quảng An) cho biết: “Những ngày gần đây giá lúa từ 5.200 đ/kg lên 6.200 đ/kg đối với các loại Khang dân, TH5 và 6.000 đ/kg lên 7.200 đối với các loại giống chất lượng như 4b, Xi21. Với đà này, đến khoảng tháng 7, tháng 8 giá lúa sẽ lên nữa, anh Phục suy đoán.
Giá lúa đang lên là niềm vui với người nông dân. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng khuyến cáo bà con đừng vội bán tháo, phải tính toán thời điểm bán thích hợp để đảm bảo an ninh lương thực tại gia đình và địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
Là một trong những địa phương có nhiều sáng tạo trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp đang được kỳ vọng sẽ tạo ra những kỳ tích khi đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) như Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp của Hà Lan, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC), tỉnh Ibaraki (Nhật Bản),…
Hội ND và Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh vừa tiến hành giải ngân 1,45 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh cho 58 hội viên ND nghèo, khó khăn thuộc 3 xã Phước Long Thọ, Long Mỹ và Phước Hội (huyện Đất Đỏ) thực hiện Dự án “Chăn nuôi bò thịt”.
Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, thành phố sẽ chi 500 tỷ đồng để chi trả, phân bổ cho các địa phương, cố gắng hoàn thành DĐĐT trong năm 2014.
“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.