Vải 8.000, Mận 10.000 Đồng Ế Ngập Chợ, Tràn Vỉa Hè

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.
Tại các chợ Dịch Vọng, Cầu Diễn, Đại Từ... (Hà Nội), các loại hoa quả không chỉ chất đống trên quầy sạp mà còn được bày bán la liệt, đổ đống dưới đất. Khoảng 2-3 ngày nay, giá các loại trái cây bất ngờ giảm mạnh, nhiều loại còn giảm thê thảm, chỉ bằng 1/4 so với thời điểm cách đây một tuần.
Tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), vải thiều Bắc Giang có giá 15.000 đồng/kg, thanh long 20.000-25.000 đồng/kg, xoài 15.000-20.000 đồng/kg, măng cụt 25.000 đồng/kg (cách đây nửa tháng là 80.000 đồng/kg), mận 12.000-15.000 đồng/kg, loại ngon nhất giá cũng chỉ 20.000 đồng/kg.
Không chỉ vậy, tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy), giá các loại hoa quả còn rẻ hơn rất nhiều. Theo chị Trần Thị Thơm, tiểu thương bán hoa quả tại chợ, giá vải tại đây chỉ 8.000 đồng/kg, dưa hấu 8.000 đồng/kg, mận 10.000 đồng/kg, thanh long 15.000 đồng/kg, dưa lê 7.000 đồng/kg...
Đang xách trên tay nào vải, nào mận, dưa lê... , bác Nguyễn Thu Hoài (Xuân Thủy, Cầu Giấy) hồ hởi: “Giá hoa quả mấy hôm nay rẻ quá cô ạ, có loại chỉ vài nghìn đồng một cân. Chẳng hạn, dưa lê giờ 7.000 đồng/kg, đến trưa chỉ 5.000 đồng/kg. Mua cả cân mà chỉ bằng một mớ rau muống”.
Tương tự, dọc các tuyến đường Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Hồ Tùng Mậu, Trần Thái Tông, các xe hoa quả bán rong, xe ô tô lớn nhỏ đỗ tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường. Họ dựng lều, căng bạt kín cả vỉa hè để bán hàng. Giá hoa quả tại đây cũng rất rẻ, như vải thiều Bắc Giang loại ngon, tươi mới hái 12.000 đồng/kg, dưa hấu quả to, ngon 10.000 đồng/kg, loại nhỏ 7.000 đồng/kg.
Chị Hương, một chủ hàng tại đây cho biết, vải đợt này đang về dội, giá giảm sâu, bất chấp đã cận ngày Rằm tháng 5. Đầu tuần trước giá vải vẫn 30.000-35.000 đồng/kg, giờ chỉ còn 1/2, 1/3. Riêng đoạn đường Nguyễn Xiển, có đến vài chục ô tô chở vải bán. Riêng chị Hương mỗi ngày bán hết một xe.
Tại được mùa?
Một số chủ hàng bán hoa quả tại Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chủ yếu làm giá hoa quả rớt thê thảm là do ănm nay được mùa, lại đang vào thời điểm chính vụ.
Thực tế, hầu hết nhà vườn tại các tỉnh Hậu Giang, Bình Thuận, Cần Thơ... đều thừa nhận, hiện đang vào mùa thu hoạch rộ. Nhà vườn trúng mùa, nguồn cung vượt cầu, dội chợ nhưng đầu ra chỉ tiêu thụ nội địa. Một số loại quả, như thanh long, gặp khó trong việc xuất sang Trung Quốc nên giá càng giảm mạnh hơn.
Ngoài ra, mặc dù giá măng cụt, xoài, chôm chôm, dưa hấu... cũng giảm hơn 50% so với tháng trước nhưng vẫn rất khó bán. Hiện giá xoài tại các tỉnh miền Tây chỉ 5.000 đồng/kg, dưa hấu 5.000 đồng/quả hoặc 5.000 đồng/kg, tùy loại.
Được mùa cũng khiến giá thanh long Bình Thuận giảm mạnh nhất, từ 10.000 xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg. Giá dâu bòn bon miền Tây cũng giảm 4 lần so với 3 tháng trước, có 3.000 đồng/kg. Riêng mặt hàng xoài, chôm chôm, thơm... đồng giá 5.000 đồng/kg.
Tại phía Bắc, ông Đỗ Văn Thắng, xã Quý Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) nói rằng gia đình ông trồng trên 5.500 m2 vải thiều. Ông nhẩm tính, hơn chục ngày nữa là bắt đầu vào vụ thu hoạch chính. Năm nay, vải cho sản lượng 6,5-7 tấn, cao hơn năm ngoái. Thế nhưng, ông Thắng cũng như nhiều nông dân trồng vải khác ở Lục Ngạn đang nơm nớp nỗi lo thương lái ép giá, và sợ nhất là “tắc” ở cửa khẩu với Trung Quốc.
“Vải chỉ thu hoạch trong thời gian ngắn. Một người mua, cả nghìn người bán. Vì thế, buổi sáng bán 20.000-25.000 đồng/kg, đến trưa chỉ còn 10.000-12.000 đồng/kg là chuyện thường”, ông Thắng nói.
Ông Trần Quang Tấn, chủ tịch huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, huyện Lục Ngạn năm nay có khoảng 18.000 ha vải, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn tăng khoảng 18.000 tấn so với năm ngoái. Song, ông Tấn cũng thừa nhận, do được mùa sản lượng tăng khiến giá giảm. “Đầu mùa, thời điểm 5/5 âm lịch (Tết Đoan ngọ), giá vải ở Lục Ngạn là 20.000 đồng/kg, giờ đã giảm nhiều. Đến tầm 15/6-10/7, vải vào thời điểm chính vụ giá còn giảm nữa”.
Ông Tấn khẳng định, hiện các thương lái Trung Quốc vẫn qua thu mua vải bình thường như mọi năm. Đây vẫn là thị trường truyền thống của Lục Ngạn. Năm ngoái, huyện xuất khẩu khoảng 45.000 tấn vải, trong đó, 90-95% sang Trung Quốc. Tuy nhiên, để tránh lệ thuộc vào một thị trường, huyện, tỉnh cũng đang mở rộng sang các nước Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào... và hướng tới thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang cấp mới 30 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y cho các trang trại chăn nuôi lợn, gà; lò ấp nở gia cầm; điểm giết mổ tập trung tại các huyện Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và Lạng Giang, nâng tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận lên 160.

Hầu hết các loại cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sản phẩm được các doanh nghiệp như: Công ty G.O.C Bắc Giang, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Nông Bắc Giang, chi nhánh Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Sơn Động... đặt hàng bao tiêu.

Những ngày này, về các vùng quê trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), ngoài không khí hối hả thu hoạch lúa, còn dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân tất bật ủ rơm và xuống meo cho những giồng rơm chất nấm của mình. Một mùa nấm rơm đang khởi động nơi đây, đặc biệt phong trào bán “nấm rơm đêm” cho thu nhập cao đang tiếp tục được duy trì.

Bên cạnh đó, sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ và sản phẩm chế biến từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ đăng ký xuất khẩu vào EU về chỉ tiêu vi sinh vật. Chỉ lô hàng được áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường theo quy định mới được cấp giấy chứng nhận ATTP xuất khẩu vào EU.

Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.