Hội Nông Dân Đức Linh Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Nông Dân Vươn Lên Làm Giàu Chính Đáng

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.
Trong những năm qua, Hội Nông dân Đức Linh đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả. Điển hình là mô hình trồng, chăm sóc cây tiêu ở xã Đông Hà - Tân Hà, mô hình sản xuất lúa ở xã Đức Tài, chăn nuôi heo ở thị trấn Võ Xu, trồng - chăm sóc cây điều ở Mê Pu, thu mua - chế biến ca cao, chăn nuôi vịt ở Đa Kai...
Các mô hình trên bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con trong vùng nhân rộng, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là nông dân nông thôn.
Cùng với đó, nhiều đơn vị đã vận dụng tốt các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn, tích cực vận động nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, tổ chức liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp. Điển hình có mô hình liên kết lúa ở Đức Tài, Đức Chính, Nam Chính, Mê Pu, Sùng Nhơn…
Bên cạnh đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được các cấp Hội đa dạng hóa với nhiều hình thức. Như vận động các hội viên mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, đất đai đầu tư cho sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Đồng thời, tổ chức cho hội viên tham quan, tập huấn, học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, kinh nghiệm về cách tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình trong và ngoài tỉnh. Qua bình xét, đến nay toàn huyện có 2.491 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có gần 30 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Trong đó, xuất hiện nhiều hộ đã áp dụng đầu tư có hiệu quả như hộ nông dân Lê Văn Nam ở xã Đông Hà đã đầu tư mô hình trồng tiêu, mở cơ sở bóc tách hạt điều và thu mua nông sản đã giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động. Hay hộ nông dân Vầy Phóng Chánh ở Đa Kai tự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông sinh sản thành công để cung cấp con giống, cá thương phẩm trong và ngoài huyện…
Một giải pháp nữa mà Hội Nông dân huyện Đức Linh chú trọng đó là nâng cao trình độ cho lực lượng lao động nông thôn. Hội đã tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho hàng ngàn lượt hội viên.
Qua đó đã giúp nông dân nâng cao kiến thức và ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất đạt hiệu quả. Ngoài ra, Hội cũng xác định hoạt động vay vốn, quỹ hỗ trợ nông dân chính là “bà đỡ” của nông dân. Vì thế, từ các nguồn vốn vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và vốn quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp rất nhiều hộ nông dân được vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Trong hơn một tuần qua nhiều hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho biết thương lái không mua heo của người nuôi, đặc biệt là heo quá lứa xuất chuồng.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.