Tuyên Quang tổng kết mô hình nuôi gà Ri lai an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng
Được triển khai thực hiện từ tháng 5/2015, mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học với tổng số 2.000 con gà, có 20 hộ gia đình tham gia ở 3 thôn (Ngòi, Lũng, Mỹ Bình) xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang). Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100 con gà giống, trong quá trình chăn nuôi, các hộ được hỗ trợ 50% thức ăn, thuốc thú y và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà. Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý chất thải bằng men vi sinh…
Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình cho thấy: Gà Ri lai phù hợp với khả năng, điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ sống đạt cao, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân đạt trên 1,8 - 2 kg/con. Với giá gà thịt hiện tại trên thị trường là 80.000 đồng/kg thì sau 90 ngày nuôi 100 con gà giống sẽ cho lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng... Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thược, thôn Ngòi là một trong những hộ tham gia mô hình và nhận nuôi 100 con gà, theo phương pháp an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, sau hơn 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con, bán với giá 80.000đồng/kg thu nhập đạt trên 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.
Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.
Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, “bí quyết” để nông dân làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay “cơn sốt” sản xuất, phát triển ồ ạt diện tích trồng thanh long trở thành “điểm nóng” đáng quan ngại.