Cà Mau: Sơ Kết Thực Hiện Quyết Định 119 Và 06 Của UBND Tỉnh Về Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp
Theo chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh: Đến hết năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp phải đạt 7.500 ha và đến năm 2015 đạt 12.000 ha. Tuy nhiên, tính đến nay diện tích này mới chỉ đạt hơn 5.400 ha.
Về quy hoạch cụm nuôi tôm công nghiệp, toàn tỉnh hiện chỉ có thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi thực hiện được 3 cụm với 1.990 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay các cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa đi vào hoạt động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp trong thời gian qua.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, trong quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định đó là giá tôm nguyên liệu không ổn định; dịch bệnh trên tôm liên tiếp xảy ra cũng như các yếu tố bất lợi về thời tiết là một trong những nguyên nhân làm cho bà con nông dân chưa mạnh dạn đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp.
Hội nghị cũng đã dành phần lớn thời gian để các huyện, thành phố trong tỉnh trình bày tham luận phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp thời gian qua, nhất là năm 2013 tình hình nuôi tôm công nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Trên cơ sở đó, nhằm tìm hướng đi đúng đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.
Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.
Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.