Quảng Trị Ngăn Chặn Dịch Lở Mồm Long Móng
Sau 2 cơn bão số 10 và 11, dịch lở mồm long móng gia súc đã phát sinh tại 7 xã, phường của huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ước tính có 105 con trâu bò và 1 con lợn mắc bệnh.
Trong đó, 3 ổ dịch tại huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà đã cơ bản được khống chế. Mới đây, huyện Gio Linh vừa phát hiện hai xã có dịch nhưng số lượng gia súc nhiễm bệnh ít. Riêng xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, ngày 14/10, lực lượng chức năng đã phát hiện dịch ở thôn Nhan Biều 1 và Nhan Biều 2 với 37 con gia súc mắc bệnh. Sau đó, thôn Trung Kiên cũng đã xuất hiện dịch.
Kết quả xét nghiệm ngày 19/10 của Cơ quan Thú y vùng 3 xác nhận mẫu bệnh phẩm dương tính với virus lở mồm long móng type A. Dịch lây lan có khả năng do quá trình vận chuyển gia súc giữa các địa phương.
Trước tình hình đó, Chi cục Thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, sau đó cùng với các địa phương triển khai phòng chống dịch.
Ngày 21/10, đoàn công tác UBND tỉnh Quảng Trị đã có chuyến thực địa kiểm tra tình hình dịch lở mồm long móng tại huyện Triệu Phong. Qua kiểm tra thực tế tại huyện Triệu Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính nhận định, dịch lở mồm long móng gia súc ở các địa phương diễn ra khá phức tạp, đồng thời có cả 2 type virus gây bệnh là O và A, trong đó, virus lở mồm long móng type A lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Để phòng chống dịch hiệu quả, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương thống kê đầy đủ số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn, triển khai nghiêm túc, giám sát chặt chẽ công tác tiêm phòng gia súc vụ Thu; rà soát lại và tổ chức tiêm phòng bổ sung vaccine lở mồm long móng cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng trong vụ Thu 2013; thông báo cho cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các lực lượng Thú y cơ sở sẽ vận động nhân dân nuôi nhốt và điều trị gia súc tại chuồng, thực hiện “5 không”: Không giấu dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông; không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh lở mồm long móng ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng bừa bãi; tiến hành tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi, các ổ dịch cũ, các chợ buôn bán gia súc, các lò giết mổ trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...
Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.
Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.
Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).