Hà Nội Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.
Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 9 HTX sản xuất chăn nuôi hoạt động hiệu quả như: HTX Cổ Đông-Sơn Tây có 197 hộ với tổng đàn lợn là 140.000 con; HTX chăn nuôi Hoà Mỹ có 33 hộ với tổng đàn lợn 35.225 con, nuôi tập trung ở 2 xã Vạn Thái và Sơn Công; HTX chăn nuôi Hồng Quang với 24 xã viên, HTX chăn nuôi Mỹ Hà (Mỹ Đức) có 24 hộ với tổng đàn lợn 9.125 con...
Hà Nội cũng đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi lợn tại các huyện: Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai, Sơn Tây với tổng đàn hơn 200.000 con và 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm trên địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Ðức và Gia Lâm. Ngoài ra, có 6 khu chăn nuôi lợn tập trung tại 4 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố với hơn 27.000 con.
Thành phố cũng đã hình thành rõ nét và tập trung phát triển 6 vùng chăn nuôi gà tập trung với quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ðông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai, Sóc Sơn với gần 3 triệu con và 2 vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa.
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp, tư vấn cho các doanh nghiệp làm việc với các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm tổ chức ký kết, hợp tác bao tiêu sản phẩm cho hộ chăn nuôi, đồng thời các doanh nghiệp này còn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Trung tâm đã tư vấn, phối hợp với các Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội đưa một số sản phẩm chăn nuôi của 7 đơn vị như trang trại Bảo Châu, Công ty cổ phần thực phẩm sạch 3F, trang trại 729 Ba Vì, Công ty cổ phần Giang Sơn - Bắc Giang, Công ty cổ phần Tiên Viên, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ và thương mại nông sản thực phẩm nông thôn, Công ty cổ phần ứng dụng phát triển công nghệ sinh học tiêu thụ qua các điểm phân phối của Sàn giao dịch. Các đơn vị đã tiêu thụ sản phẩm qua sàn ở 78 điểm phân phối tại các cơ quan, khu dân cư bước đầu ổn định, đạt hiệu quả cao được người tiêu dùng đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.

Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có 6 DN trả lại chỉ tiêu và 5 DN xin giảm chỉ tiêu được giao. Khi đó VFA đã nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu, kết quả có 130 DN tham gia tạm trữ được 995.494 tấn gạo, đạt 99,55% kế hoạch, trong đó có 3 DN không mua đạt chỉ tiêu với số lượng 4.506 tấn.