Tuyển Chọn Giống Cá Thát Lát Còm Bố Mẹ Bằng Nguồn Tự Nhiên Nhiều Nơi Khác Nhau

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn đàn cá thát lát còm bố mẹ đạt chất lượng cao để sản xuất ra nguồn giống tốt, có sức tăng trưởng nhanh hơn so với hiện nay. Đồng thời, hạn chế tỷ lệ hao hụt, đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Từ đó, thay thế cho đàn cá đã bị suy thoái, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi cá thát lát còm ở địa phương. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ thu mua cá thát lát còm bố mẹ được đánh bắt từ tự nhiên ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Đồng Tháp để lai tạo và tuyển chọn ra nguồn giống tốt.
Hội đồng xét duyệt đã đóng góp một số ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn đề cương của đề tài, như: cần phải nêu rõ hiệu quả của việc tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên từ nhiều nơi khác nhau so với cách làm phổ biến hiện nay; bổ sung thêm phương pháp đánh giá di truyền qua các thế hệ và quy trình thực hiện để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất cá giống… Hội đồng xét duyệt yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài phải chỉnh sửa và nộp lại đề cương cho hội đồng trước ngày 20-5-2013. Qua kết quả bỏ phiếu, đề tài đạt 79 điểm.
Có thể bạn quan tâm

Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.

Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.

Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.

Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.