Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật
Ngày đăng: 24/07/2015

Cùng dạo quanh vườn cam mật hơn 7 năm tuổi, rộng khoảng 10ha đang trĩu quả, ông Nguyễn Thanh Bình kể, khoảng năm 2000, vườn nhà ông chủ yếu canh tác các loại cây tạp. Nhận thấy vườn còn nhiều khoảng đất trống nên ông mua vài chục gốc cam mật trồng xen vào. Nhưng khi trồng theo cách trồng truyền thống, cam chỉ cho thu hoạch khoảng 1 năm thì không thể tiếp tục cho trái.

Xác định đây là mô hình cây trồng thích hợp trên vùng đất nhà và đem lại kinh tế ổn định cho gia đình nên ông Bình quyết định đầu tư cải tạo vườn để trồng cam mật. Để có kinh nghiệm trồng cam, ông Bình chủ động học hỏi cách trồng của những người trồng cam tại huyện Lai Vung và các tỉnh miền Tây, đồng thời thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây trồng từ các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin.

Ông Bình chia sẻ: Trồng cam quan trọng nhất là chủ động được vùng đất, nước tưới, loại thuốc và bón phân hợp lý. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng mang lại thành công trong mô hình trồng cam của gia đình ông là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước: chọn giống cây khỏe, chú trọng bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, hạn chế sử dụng phân hóa học... Ngoài ra, ông Bình còn thu mua phân chuồng về trộn chung với nấm Tricodecma và phải ủ trong vòng 2 tháng mới đem bón cho cây (lượng phân bón cho mỗi vụ là hơn 2 tấn). Kết hợp với việc bón phân chuồng, ông Bình còn sử dụng thêm các loại phân hữu cơ khác để bón cho vườn cam.

Ông Bình cho biết: “Từ khi áp dụng phương pháp bón phân chuồng kết hợp sử dụng phân hữu cơ, cây cam trở nên xanh tốt, chất lượng trái đẹp và vị ngọt hơn so với trước”. Hiện tại, mỗi năm vườn cam mật của ông Bình có thể cho 60 tấn trái, trừ các khoản phí, gia đình ông lãi hơn 600 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình trở nên khá giả hơn.

Với vườn cam mật đang cho thu nhập ổn định, mô hình kinh tế của gia đình ông được người dân xung quanh đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Cứ ai muốn hỏi về kinh nghiệm trồng thì ông dẫn ra tận vườn cam để hướng dẫn chi tiết. Từ chọn vùng đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc phun an toàn cho đến cách phun hiệu quả nhất. Từ mô hình hiệu quả này, nhiều hộ dân trong xã và các xã lân cận cũng đã cải tạo vườn tạp để trồng cam, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thoát nghèo.

Mô hình trồng cam mật của gia đình ông Nguyễn Thanh Bình được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao do đạt hiệu quả về lợi nhuận và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Trúng Mùa Vú Sữa Lò Rèn Đặc Sản Nhà Vườn Trúng Mùa Vú Sữa Lò Rèn Đặc Sản

Vụ vú sữa năm nay hầu hết nhà vườn đều trúng mùa, trúng giá nhờ thời tiết thuận lợi, trình độ thâm canh của bà con nâng lên và vú sữa Lò Rèn đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

14/01/2014
Nâng Cao Giá Trị Cam Sành Nâng Cao Giá Trị Cam Sành

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

14/01/2014
Bưởi Đường Lá Cam Bạch Đằng Được Giá, Hút Hàng Bưởi Đường Lá Cam Bạch Đằng Được Giá, Hút Hàng

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

14/01/2014
Mít Không Hạt Ba Láng Mít Không Hạt Ba Láng

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

14/01/2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

15/01/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.