Từ Ngày 20.12, Tiến Hành Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân 2013-2014
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Vụ lúa Đông Xuân 2011- 2012 và Hè Thu 2012, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc- chủ nhiệm đề tài đã thực hiện 6 cuộc khảo sát chọn nông dân để chuyển giao quy trình sản xuất, hỗ trợ các thiết bị để tự sản xuất chế phẩm nấm xanh và chọn hộ tình nguyện tham gia.
Kết quả tại mô hình thực nghiệm, chế phẩm nấm xanh Ometar có hiệu lực phòng trừ cao rầy nâu (trên 70%) một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. Qua tính toán, ruộng mô hình giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và tăng lợi nhuận từ 2- 3 triệu đồng/ha so ruộng đối chứng phun thuốc hóa học. Từ hiệu quả, mô hình đang được đề xuất nhân rộng.Theo hướng dẫn lịch thời vụ của Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, vụ lúa đông xuân 2013-2014, các địa phương xuống giống đại trà từ ngày 20.12.2013 đến 10.1.2014 và chậm nhất phải kết thúc trước 25.1.2014
Theo Sở NN-PTNT các địa phương cần bố trí lịch thời vụ gắn với cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày và điều kiện cụ thể từng địa phương, từng vùng sao cho lúa đại trà trổ tập trung trong thời gian từ ngày 15-30.3.2014 và thu hoạch trước 30.4.2014 là tốt nhất. Những vùng chân ruộng trũng, tùy điều kiện cụ thể nước rút đến đâu gieo sạ đến đó, nhưng phải hoàn thành việc gieo sạ trước 25.1.2014.
Cơ cấu giống lúa chủ lực sản xuất trong vụ đông xuân 2013-2014 được xác định là lúa thuần DDV108, KD đột biến, Hoa ưu 109, OM 4568, DDH99-81, ĐH-815-6, SH2 (XT27), Nàng hoa 9, OM6976, HT1, PC6, TH6, QNT1, TBR-45; các giống lúa lai Nhị ưu 838, BTE-1, TH3-3, Syu 6. Các giống bổ sung là lúa thuần AS.996, Q.Nam1, Q5, ĐT34; lúa lai PAC 807.
Trên một cánh đồng, bà con nông dân cần bố trí cơ cấu giống lúa với tỷ lệ hợp lý, mỗi giống lúa không quá 30% diện tích; gieo sạ tập trung, đồng loạt để né tránh các đợt cao điểm phát sinh sâu, rầy và dễ điều tiết nước tưới, thu hoạch cơ giới thuận lợi... Phấn đấu năng suất đạt 56,6 tạ/ha và sản lượng trên 220.000 tấn.
Ngoài ra, theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, trong vụ sản xuất lúa đông xuân 2013 – 2014 sắp tới, các địa phương và bà con nông dân phải phòng trừ 12 đối tượng có khả năng phát sinh phát triển gây hại cho cây lúa gồm: Sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân bướm 2 chấm, nhện gié, bệnh lùn sọc đen, đạo ôn, thối lem lép hạt, khô vằn, chết cây lúa, đốm nâu nghẹt rễ... Trên cây rau, màu vụ đông xuân bà con cần chú ý: Sâu khoang, sâu xám, sâu tơ, bọ nhảy, bọ phấn, sâu đục thân, bệnh lở cổ rễ, giả sương mai, thán thư...
Có thể bạn quan tâm
Cam Hải Đông những ngày này đang vào vụ thu hoạch rong sụn. Đây là địa phương có thế mạnh về trồng rong sụn của huyện. Năm nay, gia đình anh Hồ Ngọc Sơn (thôn Thủy Triều) trồng 1,5ha rong sụn. Năm ngoái, do thời tiết thất thường nên rong sụn nhà anh bị hỏng nhiều, không lãi. Năm nay, tình hình khá hơn nhiều.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.
Lợi nhuận của nông dân trồng lúa giảm mạnh, giá lúa dao động ở mức thấp và khó tiêu thụ trong điều kiện xuất khẩu gạo gặp khó khăn.
Mô hình trồng rau nhút hiện được 18 hội viên nông dân chi hội Thới Hòa C, phường Long Hưng, quận Ô Môn (Cần Thơ) áp dụng cho thu nhập khá. Theo nhiều bà con, mô hình này dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định. Nhiều gia đình trước đây khó khăn về kinh tế thì nay đã vươn lên khấm khá, có cuộc sống ổn định cũng nhờ vào mô hình trồng rau nhút…
Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.