Triển vọng nào cho xoài Việt ở Nhật

Trước khi Việt Nam và Nhật Bản có tuyên bố chung đồng ý cho xoài Việt Nam XK sang Nhật cũng như táo Nhật Bản XK sang Việt Nam từ ngày 17/9, cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV) hai nước đã trải qua thời gian dài đàm phán, mở cửa các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhân sự kiện quan trọng này, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Trung (ảnh), Phó Cục trưởng Cục BVTV.
Nhật Bản đã chính thức mở cửa cho xoài Việt Nam XK sang nước này từ ngày 17/9. Xin ông cho biết những điều kiện cơ bản nào để xoài chúng ta có thể XK sang Nhật?
So với nhiều nước, quy trình KDTV của Nhật Bản khá phức tạp, với yêu cầu gồm cần tới 13 bước, trong đó nặng nhất về vấn đề thử nghiệm, kiểm tra.
Vì vậy để chuẩn bị cho việc chính thức mở cửa XK xoài Việt Nam sang Nhật, cơ quan KDTV hai bên đã trải qua quá trình đàm phán, tháo gỡ các điều kiện kỹ thuật khá dài.
Tuy nhiên từ kinh nghiệm mở cửa cho thanh long ruột trắng XK sang Nhật trước đây, chúng ta đã khá chủ động về vấn đề này, từ việc đệ trình hồ sơ, kế hoạch thử nghiệm, mời các chuyên gia của Nhật sang thẩm tra đánh giá, xem xét trực tiếp các thử nghiệm đánh giá dịch hại…
Phía Nhật rất đề cao tính trung thực “người thật việc thật”, vì vậy họ phải trực tiếp sang kiểm tra, đánh giá thử nghiệm một số loại dịch hại rất cụ thể theo các quy trình nghiêm ngặt.
Đối với xoài, đối tượng dịch hại mà phía Nhật quan tâm chính vẫn là các loại ruồi đục quả. Đồng thời phải áp dụng biện pháp xử lí bằng hơi nước nóng trước khi XK.
Tất cả các tiêu chí kỹ thuật này hiện chúng ta đã có quy trình và thiết bị xử lí đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, yêu cầu vùng trồng phải đạt các tiêu chuẩn SX theo VietGAP. Hiện các vùng xoài lớn của chúng ta tại phía Nam đã tổ chức được rất nhiều diện tích xoài VietGAP nên có thể nói đến giờ phút này là khá thuận lợi, đã sẵn sàng để đưa được xoài sang Nhật.
Cụ thể, hiện đã có DN nào chuẩn bị XK chưa?
Trước khi chúng ta đi đến các bước đàm phán cuối cùng, các DN Nhật Bản đã rất nhanh nhạy, họ đã trực tiếp sang làm việc với Cục BVTV cũng như các địa phương để lựa chọn các vùng trồng đạt yêu cầu.
Hiện một số DN tại phía Nam cũng đã có liên kết hợp tác để XK xoài sang Nhật trong thời gian tới.
Về nguyên tắc, trước khi XK xoài sang Nhật, sẽ phải có chuyên gia của Nhật trực tiếp sang giám sát quy trình xử lí hơi nước nóng trong KDTV.
Vì vậy ngay sau khi Việt Nam – Nhật Bản có tuyên bố chung cho phép XK xoài sang Nhật Bản từ ngày 17/9, cơ quan KDTV Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp NK của Nhật cũng đã lập tức đề nghị Cục BVTV có thư chính thức gửi cho phía họ để họ cử chuyên gia sang Việt Nam ngay trong thời gian sớm nhất.
Nông dân ĐBSCL thu hoạch xoài
Chúng tôi đánh giá phía Nhật rất chủ động trong việc chuẩn bị NK xoài từ Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh, tiềm năng XK xoài Việt Nam tại thị trường Nhật?
Tại Nhật, hiện không chỉ có riêng xoài của Việt Nam mà còn có xoài của rất nhiều nước, vì vậy chúng ta tất nhiên sẽ phải cạnh tranh, nhất là với Thái Lan…
Hiện chúng ta mỗi năm có hơn 400 nghìn tấn xoài, trong đó 70% sản lượng là giống xoài cát Chu. Đây là giống xoài có chất lượng vào loại hàng đầu thế giới, được các thị trường rất ưa chuộng.
Ngay các chuyên gia và DN Nhật Bản khi sang tham khảo, đăng ký vùng trồng cũng đánh giá rất cao về chất lượng và bày tỏ mong muốn được NK xoài cát Chu về Nhật càng sớm càng tốt. Đây chính là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, tình hình cụ thể ra sao thì sẽ phải tiếp tục theo dõi trong thời gian tới, khi các lô xoài của chúng ta có mặt tại thị trường Nhật. Căn cứ vào tình hình cụ thể, chúng ta sẽ có giải pháp tiếp theo để tăng cường XK sang thị trường này.
Về phía địa phương, vẫn phải chủ động duy trì, xây dựng các vùng SX theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm sẵn sàng các điều kiện XK khi có tín hiệu tốt.
Vậy đối với táo Nhật Bản sắp XK sang Việt Nam, chất lượng táo của họ thế nào?
Táo Nhật hiện đã XK đi nhiều nước, trong đó có hầu hết các nước ASEAN, chỉ còn Việt Nam gần như là nước cuối cùng mở cửa cho họ.
Với một nước khí hậu lạnh, đặc thù địa lí cô lập ốc đảo, thành phần dịch hại của họ không phức tạp như chúng ta.
Về mặt chất lượng thì còn tùy vào các giống táo, tuy nhiên nhìn chung mà nói thì với trình độ SX, công nghệ bảo quản, KDTV, quy định về ATTP của họ là rất gắt gao và hoàn hảo nên chúng ta có thể yên tâm.
Về phía Việt Nam, chúng ta cũng yêu cầu họ phải áp dụng biện pháp xử lí lạnh ở mức từ 0 đến 1 độ C khi XK sang Việt Nam.
Về sản lượng, tôi cho rằng lượng táo Nhật XK sang Việt Nam sẽ không lớn, bởi thị trường táo NK Việt Nam hiện đã rất đa dạng như Mỹ, Pháp, Newzeland, Úc… Có chăng chỉ giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn mà thôi.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.