Nuôi cá lóc thích nghi biến đổi khí hậu
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chuỗi ngành hàng này bị tác động bởi biến đổi khí hậu (BĐKH).
Cá lóc là loài thủy sản đặc trưng ở nước ta, được nhiều nông dân ĐBSCL đầu tư nuôi theo dạng bán thâm canh hoặc thâm canh với nhiều hình thức nuôi trong ao đất, bể bạt, bể xi măng, vèo đặt trong ao. Ngoài ra, còn phát triển nuôi vèo trên sông vào mùa lũ.
Theo PGS.TS Trương Hoàng Minh, ĐH Cần Thơ, nghề nuôi cá lóc gần đây phát triển nhanh, sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm.
Kết quả khảo sát cho thấy người nuôi cá lóc có xu hướng nuôi thâm canh 65 con/m2 và cho cá ăn thức ăn công nghiệp, trong đó nuôi vèo ao, vèo sông thả mật độ 100 - 113 con/ m2, thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, kích cỡ thu hoạch 550 - 570 gr/con...
Theo Chi cục Thủy sản An Giang, việc nuôi cá lóc đang gặp nhiều khó khăn trong SX giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ. Cơ sở chế biến chưa gắn kết chặt chẽ với người nuôi. Các DN chưa thực sự quan tâm đầu tư SX và bao tiêu sản phẩm cho nông hộ. Do đó việc phát triển nuôi cá lóc thâm canh còn thiếu tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng
Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...
Cây bần chua được trồng trên tuyến đê của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không chỉ trở thành một “vành đai xanh” chắn sóng mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân.
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia (TTKNKNQG) phối hợp Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với Chuyên đề “Liên kết trong SX và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP”. Các đại biểu đã mổ xẻ, phân tích thì thấy rằng mô hình RAT vẫn loay hoay chưa tìm được bước đi đột phá.Các địa phương vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển RAT
Nhiều địa phương của vùng ngập mặn huyện Tân Phước (Tiền Giang) đang triển khai mô hình trồng dứa phụng, một loại cây cảnh rất được thị trường ưa chuộng