Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng

Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng
Ngày đăng: 24/02/2014

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gió Lào, cát trắng, tự nhận thấy làm nông nghiệp không mang lại lợi nhuận cao và không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình, anh Sơn “liều mình” đầu tư vào một lĩnh vực mới là nuôi ếch. Chính thức nuôi ếch vào năm 2003, với kinh nghiệm và số vốn ít ỏi ban đầu anh đã hùn vốn làm hợp tác xã cùng với một số người.

Ban đầu hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thuốc dành riêng cho ếch chưa có, thức ăn cũng phải sử dụng thức ăn của cá rô phi, kinh nghiệm hạn hẹp chủ yếu là tự mày mò, học hỏi. Chính vì thế hợp tác xã thường xuyên thua lỗ. Sau đó hợp tác xã của anh Sơn tiếp tục nuôi ếch kết hợp với nuôi ba ba, tuy nhiên, anh lại thất bại, hợp tác xã phải đóng cửa.

Không can tâm thất bại, với lòng quyết tâm của mình, đầu năm 2010, anh đã gây dựng cơ nghiệp nuôi ếch trong ao nhà. Ban đầu, số ếch giống được anh nhập từ Thái Lan về. Để tiết kiệm chi phí giống, anh Sơn cho nhân giống ếch con từ số ếch bố mẹ ban đầu.

Hiện nay, cả diện tích ếch thịt và ếch giống chiếm trên 400m2. Số ếch giống của gia đình anh được nhập ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh... với giá 1.000 đồng/con. Còn số lượng ếch thịt được nhập trong tỉnh với giá 60.000 đồng/kg. Hiện nay mỗi năm gia đình anh nuôi 2 vụ ếch, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Vừa đóng ếch giống vào thùng để chuẩn bị gửi ra Bắc cho khách hàng, anh Sơn tươi cười nói: “Nuôi ếch giống rất khó, nhưng càng khó mình càng muốn làm. Nuôi ếch không chỉ nhằm bán được nhiều, số lượng lớn mà còn phải làm sao để đảm bảo an toàn và có chất lượng tốt để luôn giữ được thị trường là điều cần cho người chuyên cung cấp các mặt hàng được coi là “đặc sản” như ếch.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

22/07/2014
Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui Thái Bình Nuôi Trồng Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Những Tín Hiệu Vui

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.

22/07/2014
Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc Ngư Dân Mỹ Á Vào Vụ Ruốc

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.

08/12/2014
Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát Khôi Phục Và Phát Triển Nghề Nuôi Thả Cánh Kiến Đỏ Tại Mường Lát

Nhựa cánh kiến đỏ (CKĐ) là sản phẩm được tiết ra từ một loại côn trùng sống tập trung ký sinh trên một số loài cây chủ ngắn ngày và dài ngày. Ngày nay, nhựa CKĐ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là làm chất phụ gia trong sản xuất bao bì tự hủy – một loại sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao bì bằng polyetylen.

22/07/2014
Xã Cán Khê Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng Xã Cán Khê Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng

Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình anh Cầm Tổng Đồng, ở thôn 7, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2007, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 2 ha đồi rừng, trong đó đầu tư trồng 1,5 ha cây keo, diện tích còn lại trồng cây nghệ, chanh, đồng thời chăn nuôi thêm lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

08/12/2014