Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap

Vừa qua, Hợp tác xã rau an toàn Long Mỹ (xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) đã tổ chức đón nhận chứng chỉ VietGap do Công ty TNHH Công nghệ Nhonho công nhận.
HTX rau an toàn Long Mỹ được thành lập vào năm 2009, có 16 thành viên tham gia sản xuất rau ổn định trên diện tích 6 hecta với các chủng loại dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp…
Tháng 4.2014, bà con xã viên HTX được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh và huyện Hòa Thành hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.
Ngoài ra, bà con còn được trang bị hạ tầng cơ sở như nhà sơ chế, kho chứa vật tư, khu vực pha chế thuốc, bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật… với tổng kinh phí 116,6 triệu đồng; được hỗ trợ về vật tư như giống, phân bón, màng mũ, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng, có cán bộ kỹ thuật theo dõi thường xuyên và định kỳ.
Qua 3 vụ sản xuất theo mô hình VietGap, có 10 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 hecta, trồng các chủng loại rau như dưa leo, khổ qua, bầu bí, mướp, đậu đũa, đậu bắp… năng suất đều đạt bình quân từ 20 đến 21 tấn/hecta và thu lợi nhuận cao. Kết quả xét nghiệm các mẫu rau ở các vụ trồng đều đảm bảo yêu cầu quy định nên được Công ty TNHH công nghệ Nhonho công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap.
Giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn của HTX Long Mỹ có giá trị đến cuối năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN trong tháng 4-2014 đạt 2,63 tỉ USD, qua đó đưa tổng kim ngạch mặt hàng nông sản trong bốn tháng đầu năm lên gần 9,7 tỉ USD.

Cuộc đời lão là những chuyến đi rong ruổi khắp các miền quê để lấy hoa thơm hương lạ cho đàn ong làm mật. Suốt mấy chục năm qua, lão coi đàn ong là bạn và cũng là “cỗ máy” kiếm tiền cho lão. Lão làm nhà, mua đất, mua xe rồi cho các cháu, các em của mình công ăn việc làm cũng từ đàn ong.

Sâm cầm hồ Tây, chè long nhãn hạt sen Phố Hiến, gà Đông Tảo được coi là những món ăn tiến vua đắt đỏ, trong khi rau muống tiến vua Sen Chiểu giá chỉ 500 đồng/mớ.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.