Vùng Quê Của Lá Dong

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.
Gia đình ông Lương Gia Duy có 4 sào vườn, nhiều năm nay gia đình ông chỉ chuyên trồng lá dong xen chuối. Do thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật vào chăm bón cũng như phòng trừ sâu bệnh nên hàng năm có nguồn thu nhập khá lớn từ bán lá dong và chuối. Ông Duy cho biết: “Từ 4 sào lá dong xen chuối nếu chăm sóc tốt mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu hơn 40 triệu đồng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác”.
Hữu Ái là thôn nằm ven Sông Đuống, nơi có diện tích đất bãi phù xa mầu mỡ. Do đó lá dong được người dân nơi đây đưa vào trồng từ lâu đời. Hiện nay, toàn thôn có khoảng 350 hộ trồng lá dong chiếm 50% số hộ của thôn hộ ít trồng từ 5 - 7 thước hộ nhiều trồng tới 5 sào, các hộ đều áp dụng phương pháp trồng xen canh giữa lá dong với chuối.
Lá dong ở Hữu Ái không chỉ bán vào dịp tết mà còn bán quanh năm. Nhưng cao điểm và nhộn nhịp nhất là từ trung tuần tháng 11 âm lịch, thời điểm này không chỉ thương lái ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh bạn cũng đổ về thu mua với số lượng lớn để chuẩn bị bán tết với loại lá to, đẹp thì khoảng 100 nghìn đồng/100 lá còn lại là 70 nghìn, 50 nghìn, 20 nghìn đồng/100 lá tùy loại.
Bà Nguyễn Thị Then thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn cho biết: “Lá dong ở Hữu Ái bản lá to, dày và đẹp, khi gói bánh chưng, bánh có mầu xanh nhạt, có mùi thơm và bánh không bị nhớt”. Đây là những ưu điểm vượt trội của lá dong Hữu Ái.
Thời điểm này, người dân trong thôn Hữu Ái đang tất bật chuẩn bị cho một vụ thu hoạch sắp tới. Với những hiệu quả mà cây lá Dong mang lại, thì có thể coi đây là một trong những cây mũi nhọn của địa phương, tuy nhiên hiện các hộ dân cũng mới chỉ dừng lại ở việc trồng tự phát, chưa có quy mô cũng như sự đầu tư vì vậy rất cần có sự định hướng của chính quyền địa phương để cây lá Dong ngày càng được nhân rộng và trở thành thương hiệu của làng quê Hữu Ái, Giang Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong tình hình dịch bệnh tôm nước lợ bùng phát mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu khiến người dân trong vùng chưa dám mạnh dạn đầu tư vào con tôm thì tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Nam bộ, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã nuôi thành công 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên.

Nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang vào vụ thu hoạch gừng trên đất cồn với lợi nhuận khá cao. Hiện, giá gừng khoảng 21.000 - 23.000 đồng/kg (năng suất bình quân khoảng 2 tấn/công), sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân còn lãi từ 15 đến 18 triệu/công.

Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.