Từ 400m2 Nuôi Ếch, Mỗi Năm Thu 200 Triệu Đồng

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gió Lào, cát trắng, tự nhận thấy làm nông nghiệp không mang lại lợi nhuận cao và không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình, anh Sơn “liều mình” đầu tư vào một lĩnh vực mới là nuôi ếch. Chính thức nuôi ếch vào năm 2003, với kinh nghiệm và số vốn ít ỏi ban đầu anh đã hùn vốn làm hợp tác xã cùng với một số người.
Ban đầu hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thuốc dành riêng cho ếch chưa có, thức ăn cũng phải sử dụng thức ăn của cá rô phi, kinh nghiệm hạn hẹp chủ yếu là tự mày mò, học hỏi. Chính vì thế hợp tác xã thường xuyên thua lỗ. Sau đó hợp tác xã của anh Sơn tiếp tục nuôi ếch kết hợp với nuôi ba ba, tuy nhiên, anh lại thất bại, hợp tác xã phải đóng cửa.
Không can tâm thất bại, với lòng quyết tâm của mình, đầu năm 2010, anh đã gây dựng cơ nghiệp nuôi ếch trong ao nhà. Ban đầu, số ếch giống được anh nhập từ Thái Lan về. Để tiết kiệm chi phí giống, anh Sơn cho nhân giống ếch con từ số ếch bố mẹ ban đầu.
Hiện nay, cả diện tích ếch thịt và ếch giống chiếm trên 400m2. Số ếch giống của gia đình anh được nhập ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh... với giá 1.000 đồng/con. Còn số lượng ếch thịt được nhập trong tỉnh với giá 60.000 đồng/kg. Hiện nay mỗi năm gia đình anh nuôi 2 vụ ếch, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Vừa đóng ếch giống vào thùng để chuẩn bị gửi ra Bắc cho khách hàng, anh Sơn tươi cười nói: “Nuôi ếch giống rất khó, nhưng càng khó mình càng muốn làm. Nuôi ếch không chỉ nhằm bán được nhiều, số lượng lớn mà còn phải làm sao để đảm bảo an toàn và có chất lượng tốt để luôn giữ được thị trường là điều cần cho người chuyên cung cấp các mặt hàng được coi là “đặc sản” như ếch.
Related news

Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sau nhiều năm bươn chải nơi “đất khách quê người”, năm 2013 chị Bùi Thị Thu Nguyệt (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) quyết về quê hương lập nghiệp bằng việc nuôi gà ta thả vườn theo cách mới.

Tiếp tục với phương châm tạo lập giá trị chung cho cộng đồng mà FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện trong suốt 18 năm qua, công ty đã trao tặng 60 con bò giống (trị giá 600 triệu đồng) cho dự án “Ngân hàng Bò” – Dự án giúp người dân thoát nghèo do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sáng lập.

Qua nhiều năm trồng các loại cây như cao su, điều… anh Mai Ngọc Thủy ở xã Long Bình (Bù Gia Mập) quyết định chuyển sang trồng nấm linh chi đỏ - loại nấm dược liệu ở Bình Phước rất ít người trồng được. Sau 2 năm gầy dựng anh Thủy sở hữu trang trại trồng nấm linh chi thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.