Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Ngoài Công ty cổ phần Nông Trại Sinh Thái (Ecofarm), Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do nông dân sản xuất ra.
Cam kết trên được ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Vinafood 2 khẳng định tại “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” được tổ chức hôm qua, 10-1 tại An Giang.
Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.
Theo ông Năng, hai công ty thành viên của Vinafood 2 là Công ty TNHH Lương thực TPHCM và Công ty lương thực thực phẩm An Giang sẽ cùng với Ecofarm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lúa mùa nổi mà nông dân sản xuất được. “Chúng tôi sẽ nâng sản phẩm này lên thành sản phẩm đạt chuẩn về hữu cơ và sẽ đưa vào hệ thống phân phối trong các cửa hàng tiện ích của Vinafood Mart từ Đà Nẵng về TPHCM và đến Cà Mau”, ông cho biết.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Minh Triết, Tổng giám đốc Ecofarm (Kiên Giang), cho biết nếu tính luôn vụ thu hoạch năm nay, doanh nghiệp của ông đã ba lần bao tiêu sản phẩm lúa mùa nổi cho nông dân. “Riêng vụ thu hoạch năm nay, đơn vị chúng tôi bao tiêu toàn bộ diện tích khoảng 100 héc ta với giá 12.000 đồng/kg”, ông cho biết.
Theo ông Triết do lúa mùa nổi rất ít, tổng sản lượng chỉ khoảng trên 100 tấn (năng suất rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,2 - 1,5 tấn/héc ta - PV) nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cũng như đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường.
Mặc dù doanh thu từ cây lúa mùa nổi cũng chỉ khoảng 1,4 - 1,5 triệu đồng/công tầm lớn (1.300 m²), nhưng theo ông Nguyễn Văn Nào, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang - hộ nông dân sản xuất lúa mùa nổi- bù lại nông dân sẽ tận dụng được nguồn rơm rạ (rơm rạ lúa mùa nổi bền, có thể đậy cho đất rẫy được 6 - 7 tháng, trong khi lúa thần nông chỉ đậy được 2 - 3 tháng là mục - PV) phát triển trồng màu với doanh thu từ cây màu lên đến cả trăm triệu đồng/công tầm lớn.
Được biết, theo kế hoạch khôi phục, phát triển lúa mùa nổi của An Giang, địa phương này sẽ mở rộng và ổn định diện tích trồng đạt khoảng 500 héc ta đến năm 2020, tăng khoảng 400 héc ta so với hiện nay.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Đại học An Giang), Đồng Tháp cũng đặt hàng đơn vị ông khôi phục và phát triển sản xuất lúa mùa nổi ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Như tin đã đưa, ngày 30.1.2014, đàn vịt 2.000 con của anh Nguyễn Văn Long (48 tuổi, ngụ ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành - Tây Ninh) có dấu hiệu bệnh. Nghi chúng nhiễm cúm A/H5N1, anh Long đã tự đập đầu vịt và tiêu hủy hết 250 con.

Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) dự báo, trong năm 2014, ngành cá tra Việt Nam còn quá nhiều bất cập cần giải quyết với kịch bản kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất chỉ đạt 1,75 tỷ USD.

Sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô số hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận biết thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm và về các nguy cơ của việc sử dụng thủy sản không an toàn, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thủy sản.