Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng

Nông dân trẻ Trần Minh Tân kiểm tra lượng kiệu giống của Tổ hợp tác thanh niên.
Anh Tân sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm nghề trồng và chế biến dưa kiệu.
Là nghề truyền thống, nhưng do giá cả thị trường, đầu ra không ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao.
Giải quyết những khó khăn này, năm 2014 Tân thành lập THT TN làm dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng.
Vốn là một thành viên tích cực của câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông), Tân đã thử nghiệm và thành công với việc chế biến, đóng gói dưa kiệu rồi giới thiệu với khách du lịch.
Tân thổ lộ: “Mục đích của tôi là nhằm đưa thương hiệu dưa kiệu Tam Nông đến với đông đảo người tiêu dùng; gắn việc phát triển thương hiệu dưa kiệu Tam Nông với phát triển du lịch cộng đồng, qua đó tạo việc làm, thu nhập cho lao động là đoàn viên, thanh niên…”.
Thực hiện mô hình trồng kiệu và làm dưa kiệu, đầu tiên anh Tân cùng các thành viên THT TN chọn lựa chất lượng giống kiệu đạt tiêu chuẩn, thơm ngon.
Trong quá trình canh tác cần lưu ý đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy chuẩn.
Kiệu thu hoạch được sơ chế, cắt tỉa, sắp xếp, phơi, muối, đóng hộp hoàn chỉnh.
Tân cho biết: “Việc thực hiện các khâu gieo trồng, thu hoạch, phân loại kiệu có thể giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 200.000 đồng/ngày đã giúp họ ổn định cuộc sống gia đình”.
Bên cạnh việc tiêu thụ tại chỗ thông qua kênh bán hàng cho khách du lịch, hiện bình quân mỗi tháng THT TN xuất bán 400 - 500 hộp dưa kiệu về TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Ngoài thu nhập từ bán kiệu giống và kiệu nguyên liệu thì mô hình dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng của THT TN mang lại cho mỗi thành viên 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

Trong cái nắng chang chang của những ngày đầu tháng 3, bên những rẫy mía vừa thu hoạch xong, chuyện trà dư tửu hậu về cây mía bắt đầu bằng tiếng thở dài và kết thúc bằng những cái lắc đầu ngao ngán.

1 tuần nay, giá cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên thị trường được các doanh nghiệp (DN) thu mua tăng trở lại với mức 24.000 - 24.200 đồng/kg, giúp người nuôi cá có lãi khoảng 650 triệu đồng/ha. Giá cá tra giống cũng đang nằm ở mức có lãi cho người ương cá và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên.

Thời gian qua cùng với mô hình phát triển vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn, nông dân xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) còn mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình