Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng
Nông dân trẻ Trần Minh Tân kiểm tra lượng kiệu giống của Tổ hợp tác thanh niên.
Anh Tân sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm nghề trồng và chế biến dưa kiệu.
Là nghề truyền thống, nhưng do giá cả thị trường, đầu ra không ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao.
Giải quyết những khó khăn này, năm 2014 Tân thành lập THT TN làm dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng.
Vốn là một thành viên tích cực của câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông), Tân đã thử nghiệm và thành công với việc chế biến, đóng gói dưa kiệu rồi giới thiệu với khách du lịch.
Tân thổ lộ: “Mục đích của tôi là nhằm đưa thương hiệu dưa kiệu Tam Nông đến với đông đảo người tiêu dùng; gắn việc phát triển thương hiệu dưa kiệu Tam Nông với phát triển du lịch cộng đồng, qua đó tạo việc làm, thu nhập cho lao động là đoàn viên, thanh niên…”.
Thực hiện mô hình trồng kiệu và làm dưa kiệu, đầu tiên anh Tân cùng các thành viên THT TN chọn lựa chất lượng giống kiệu đạt tiêu chuẩn, thơm ngon.
Trong quá trình canh tác cần lưu ý đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy chuẩn.
Kiệu thu hoạch được sơ chế, cắt tỉa, sắp xếp, phơi, muối, đóng hộp hoàn chỉnh.
Tân cho biết: “Việc thực hiện các khâu gieo trồng, thu hoạch, phân loại kiệu có thể giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 200.000 đồng/ngày đã giúp họ ổn định cuộc sống gia đình”.
Bên cạnh việc tiêu thụ tại chỗ thông qua kênh bán hàng cho khách du lịch, hiện bình quân mỗi tháng THT TN xuất bán 400 - 500 hộp dưa kiệu về TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Ngoài thu nhập từ bán kiệu giống và kiệu nguyên liệu thì mô hình dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng của THT TN mang lại cho mỗi thành viên 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Related news
Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.
Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.
“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.
So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.