Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Trọt Chuyển Đổi Để Gia Tăng Giá Trị

Trồng Trọt Chuyển Đổi Để Gia Tăng Giá Trị
Ngày đăng: 24/09/2014

Trồng trọt từng chiếm giá trị tổng sản lượng rất lớn trong toàn ngành Nông nghiệp. Tuy vậy, tăng trưởng của ngành này nhiều năm nay không ổn định, mấy năm gần đây có xu hướng chậm lại.

Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong hội nghị triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt được tổ chức ngày 23/9.

Năm 2011, giá trị của lĩnh vực trồng trọt tăng 4,2%, nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,3%. Chính vì tăng trưởng của khối trồng trọt chậm lại đã làm giảm tăng trưởng chung của khối nông - lâm - thuỷ sản.

Nhìn vào canh tác trồng trọt hiện nay, nhiều địa phương cây lúa chiếm tỉ trọng cao, có vẻ như đã đạt tới ngưỡng của tăng trưởng, nhất là khi diện tích đất canh tác không thể tăng được nữa.

Trước thực tế này, Bộ NN&PTNT đã thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” để phát huy hết tiềm năng của lĩnh vực này.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Việc thay đổi nhận thức và cách tiếp cận là đầu tiên. Phải thay đổi cách sản xuất tự cung tự cấp, phải thay đổi cách tiếp cận số lượng sang nâng cao giá trị gia tăng bền vững, hay nói cụ thể hơn, hướng tới thu nhập của nông dân bền vững.

“Tuy nhiên, có cách tiếp cận đúng chưa đủ, mà phải có nhiều giải phấp đồng bộ để triển khai thực hiện”, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Cùng với Đề án về tái cơ cấu ngành Trồng trọt, hiện nay Bộ NN&PTNT cũng tiến hành song song Kế hoạch hành động của ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, nông dân vẫn dựa vào thuốc BVTV là chính. Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đã làm tăng chi phí sản xuất rất nhiều.

“Chúng ta có thể giảm 50% lượng thuốc BVTV hiện nay. Nhiều chuyên gia đã đánh giá có đến 80% lượng thuốc BNTV hiện nay phun không đúng, không cần thiết nên lãng phí rất nhiều”, ông Hồng khẳng định.

Hiện nay, việc tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt đã được thực hiện mạnh mẽ trên 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cà phê và cây điều. Tuy nhiên, theo đánh giá của người đứng đầu ngành Nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế để thực hiện đề án này.

Thời gian tới, các địa phương, doanh nghiệp cần tập trung xác định những sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao để tập trung đầu tư và tổ chức để thu hiệu quả cao nhất trong thực tiễn.

Từ đó, sẽ có những tổng kết, đánh giá để có thể nhân rộng để tổ chức sản xuất lại phù hợp trong toàn ngành và trên toàn quốc.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng cao su thế giới năm 2015 sẽ giảm do nông dân bỏ cạo mủ Sản lượng cao su thế giới năm 2015 sẽ giảm do nông dân bỏ cạo mủ

Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm nay có thể giảm năm thứ 2 liên tiếp, bởi giá thấp nhất 6 năm khiến nhiều nông dân không mặn mà với việc cạo mủ trong mùa thu hoạch.

26/11/2015
Chất cấm trong chăn nuôi nhập từ Trung Quốc, dùng tràn lan Chất cấm trong chăn nuôi nhập từ Trung Quốc, dùng tràn lan

Các chất bị cấm sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi (vì có thể gây ung thư) thường được sản xuất ở Trung Quốc và vẫn được một số doanh nghiệp Việt dùng tràn lan.

26/11/2015
11 tháng đầu năm 2015 Ngành nông nghiệp xuất siêu 6,26 tỷ USD 11 tháng đầu năm 2015 Ngành nông nghiệp xuất siêu 6,26 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn (NN & PTNT), 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.

26/11/2015
Thị trường phân bón giá giảm do có cạnh tranh Thị trường phân bón giá giảm do có cạnh tranh

Mặc dù đang là thời điểm chính vụ đông xuân nhưng giá phân bón trên cả nước vẫn ổn định, thậm chí còn giảm do nguồn cung dồi dào. Đây là tín hiệu vui với bà con nông dân, bởi không còn tình trạng như thời gian trước, khi vào vụ thì giá phân bón lại tăng cao do cầu nhiều, cung ít.

26/11/2015
Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy

Chính nhờ sự năng động thay đổi quy mô sản xuất, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì nghề truyền thống mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

26/11/2015