Trồng Trọt Chuyển Đổi Để Gia Tăng Giá Trị

Trồng trọt từng chiếm giá trị tổng sản lượng rất lớn trong toàn ngành Nông nghiệp. Tuy vậy, tăng trưởng của ngành này nhiều năm nay không ổn định, mấy năm gần đây có xu hướng chậm lại.
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong hội nghị triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt được tổ chức ngày 23/9.
Năm 2011, giá trị của lĩnh vực trồng trọt tăng 4,2%, nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,3%. Chính vì tăng trưởng của khối trồng trọt chậm lại đã làm giảm tăng trưởng chung của khối nông - lâm - thuỷ sản.
Nhìn vào canh tác trồng trọt hiện nay, nhiều địa phương cây lúa chiếm tỉ trọng cao, có vẻ như đã đạt tới ngưỡng của tăng trưởng, nhất là khi diện tích đất canh tác không thể tăng được nữa.
Trước thực tế này, Bộ NN&PTNT đã thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” để phát huy hết tiềm năng của lĩnh vực này.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Việc thay đổi nhận thức và cách tiếp cận là đầu tiên. Phải thay đổi cách sản xuất tự cung tự cấp, phải thay đổi cách tiếp cận số lượng sang nâng cao giá trị gia tăng bền vững, hay nói cụ thể hơn, hướng tới thu nhập của nông dân bền vững.
“Tuy nhiên, có cách tiếp cận đúng chưa đủ, mà phải có nhiều giải phấp đồng bộ để triển khai thực hiện”, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.
Cùng với Đề án về tái cơ cấu ngành Trồng trọt, hiện nay Bộ NN&PTNT cũng tiến hành song song Kế hoạch hành động của ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, nông dân vẫn dựa vào thuốc BVTV là chính. Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đã làm tăng chi phí sản xuất rất nhiều.
“Chúng ta có thể giảm 50% lượng thuốc BVTV hiện nay. Nhiều chuyên gia đã đánh giá có đến 80% lượng thuốc BNTV hiện nay phun không đúng, không cần thiết nên lãng phí rất nhiều”, ông Hồng khẳng định.
Hiện nay, việc tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt đã được thực hiện mạnh mẽ trên 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cà phê và cây điều. Tuy nhiên, theo đánh giá của người đứng đầu ngành Nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế để thực hiện đề án này.
Thời gian tới, các địa phương, doanh nghiệp cần tập trung xác định những sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao để tập trung đầu tư và tổ chức để thu hiệu quả cao nhất trong thực tiễn.
Từ đó, sẽ có những tổng kết, đánh giá để có thể nhân rộng để tổ chức sản xuất lại phù hợp trong toàn ngành và trên toàn quốc.
Related news

Các rào cản thương mại mang tính bảo hộ của Mỹ sẽ không những là nguy cơ đối với xuất khẩu thủy sản không chỉ của Việt Nam mà, còn các nước ASEAN khác. Đó là nhận định được đưa ra bên lề cuộc thảo luận bàn tròn về hợp tác nông nghiệp Việt-Mỹ vừa diễn ra tại Washington DC.

Với ưu điểm trái ngon, nhanh cho thu hoạch, giá cả và thị trường đầu ra hấp dẫn, cho thu nhập cao, nên có không ít nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đang chọn cây ổi lê Đài Loan trồng thay thế những cây trồng kém hiệu quả. Đây được xem là mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trong tháng 1-2012, Hội Nông dân huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi, đã giải ngân cho 30 hộ nông dân xã Long An có nhu cầu vay vốn chăn nuôi từ nguồn vốn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tổng tiền vốn 700 triệu đồng (mỗi hộ vay từ 20 - 30 triệu đồng), thời hạn 3 năm trả nợ (2012 - 2015).

Một trong những giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu từ đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là phải đột phá từ khâu giống. Đó là giống mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chăn nuôi bò sữa là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Chăn nuôi bò sữa cũng là biện pháp để xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.