Trồng Rừng Và Cây Phân Tán Hiệu Quả Chưa Cao

Lâm Đồng trong những năm qua là địa phương có nhiều cố gắng trong trồng rừng phân tán và cây phân tán nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn.
Lâm Đồng trong những năm qua là địa phương có nhiều cố gắng trong trồng rừng phân tán và cây phân tán nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn. Trong đó, việc trồng rừng phân tán và cây phân tán ở huyện Đơn Dương là một trong những ví dụ.
Gần đây, tại một báo cáo của UBND huyện Đơn Dương cho biết, trong trồng rừng phân tán và trồng cây phân tán trong 3 năm qua (2011-2013) ở huyện này vẫn còn những hạn chế: Một số đơn vị, địa phương và một bộ phận nhân dân chưa tích cực hưởng ứng công tác trồng cây, trồng rừng phân tán nên huyện gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, chưa quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng; đặc biệt là “Kiểm lâm địa bàn ở một số nơi chưa làm hết trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát chặt chẽ trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng nên tỷ lệ cây trồng còn sống thấp”.
Cùng đó, UBND các xã và thị trấn ở huyện Đơn Dương thiếu sự quan tâm chỉ đạo việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng nên nhiều cây trồng ở các tuyến đường thôn và khu dân cư bị gia súc giẫm đạp, trẻ em bẻ phá cây; một số hộ dân trồng cây nhưng thiếu đầu tư chăm sóc và bảo vệ cây trồng; việc quy hoạch sử dụng đất tại một số nơi không ổn định nên xảy ra tình trạng cây sau khi trồng lại phải phá bỏ...
Theo số liệu thống kê, trong 3 năm từ 2011-2013, kinh phí để Đơn Dương trồng rừng phân tán và cây phân tán là 932.523.130 đồng; trong đó, ngân sách tỉnh chi hơn 674.531.000 đồng (còn lại là ngân sách huyện). Nguồn ngân sách này được huyện sử dụng vào việc trồng 19.424 cây phân tán và 92.450 cây theo dạng rừng phân tán (1.600 cây/ha).
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm như văn bản của UBND huyện Đơn Dương có đề cập là “tỷ lệ cây trồng còn sống thấp”: Trong 19.424 cây trồng phân tán, tỷ lệ hiện còn sống chỉ đạt 73% (còn 14.225 cây); trong 92.450 cây được trồng rừng phân tán, tỷ lệ cây sống chỉ đạt 54% (tương đương 49.897 cây). Riêng năm 2011, với nguồn kinh phí gần 357.135.000 đồng, Đơn Dương trồng được 6.000 cây phân tán và 72.550 cây rừng phân tán nhưng tỷ lệ sống chỉ đạt 47% cây phân tán (2.833 cây còn sống) và 47% rừng phân tán (33.965 cây còn sống).
Năm 2014, cùng với tất cả các địa phương khác trong tỉnh, Đơn Dương tiếp tục trồng rừng phân tán và cây phân tán theo kế hoạch. Chắc chăn nguồn kinh phí bỏ ra cho chương trình này là không nhỏ. Và, điều đáng qua tâm là Đơn Dương sẽ tăng dần tỷ lệ cây sống sau khi trồng trong năm 2014 cao hơn các năm trước đây.
Một trong những vấn đề mà lãnh đạo huyện này xác định ngay từ đầu năm 2014 là “Chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trong tổ chức trồng, chăm sóc cây trồng. Đảm bảo trồng cây nào sống cây đó. Chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong các năm trước, xác định số lượng cây trồng bị chết để có kế hoạch trồng dặm”.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.