Chú Lưu Văn Ràng Tiếp Tục Thành Công Với Mô Hình Trồng Quýt Kiểng

Trồng quýt hồng trong chậu để trưng bày những ngày Tết được chú Lưu Văn Ràng ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung thực hiện từ năm 2007 đến nay. Chú là nhà vườn duy nhất ở Lai Vung thực hiện thành công mô hình này, mỗi năm thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Chú Lưu Văn Ràng cho biết, trồng được một chậu quýt kiểng phục vụ Tết phải giâm cây giống dưới đất khoảng 30 tháng, sau đó bứng cây cho vào chậu. Khó khăn nhất là khi cho cây vào chậu, quýt dễ bị chết, vì vậy phải có sự đầu tư chu đáo về cây giống và kỹ thuật mới mang lại kết quả.
Năm 2014 này, chú Lưu văn Ràng tiếp tục trồng thành công với 300 chậu quýt kiểng, tăng gấp đôi so năm 2013. Đến thời điểm này, các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đã đặt cọc mua 50% quýt chậu của chú, với giá, từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/chậu, tăng gần 30% so năm 2013.
Chú Lưu Văn Ràng cho biết thêm, trước đây, xử lý quýt cho ra trái to mới bứng cây đưa vào chậu chăm sóc, năm nay chú đưa cây vào chậu rồi mới xử lý cho ra hoa và đậu trái, cây quýt không bị mất sức, suy kiệt, trái sẽ bóng, to, bắt mắt.
Được biết, chú Tư Ràng còn hướng dẫn các nhà vườn khác, nên hiện nay huyện Lai Vung đã có thêm một số hộ thực hiện mô hình trồng quýt kiểng.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB8/Chu_Luu_Van_Rang_tiep_tuc_thanh_cong_voi_mo_hinh_trong_quyt_kieng.aspx
Có thể bạn quan tâm

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.

Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ

Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.