Kim Ngạch Xuất Khẩu 11 Tháng Ước Đạt 797 Triệu USD

Trong tháng 11/2014, lúa thu đông trong tỉnh đã thu hoạch được gần 100.700ha, đạt 82,22% diện tích xuống giống, năng suất bình quân ước đạt 657.334 tấn. So với vụ lúa thu đông năm 2013, năm nay giảm cả về diện tích và sản lượng, do một số diện tích lúa vụ hè thu năm 2014 thu hoạch trễ, nên nông dân không xuống giống vụ thu đông mà chuyển qua xuống giống vụ đông xuân sớm; do một số diện tích trồng lúa được nông dân chuyển qua trồng các loại cây hoa màu có hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúa đông xuân sớm đã xuống giống được 94.000ha, đạt 45,9% kế hoạch.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều thuận lợi, giá bán sản phẩm đứng ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi đó, giá thức ăn tương đối ổn định không biến động nhiều, dịch bệnh được kiềm soát. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 40.150 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra đạt 33.120 tấn. Giá cá tra hiện nay dao động ở mức 23.500 - 24.000 đồng/kg: người nuôi có lợi nhuận.
Sản xuất công nghiệp trong tháng tiếp tục ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2013. Một số công trình gặp khó khăn ở khâu giải phóng mặt bằng, phần lớn là khâu bồi thường giải tỏa cho các hộ trong vùng dự án làm cho tiến độ thi công bị chậm, không đúng theo kế hoạch. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện 11 tháng năm 2014, đạt 3.550 tỷ đồng, kể cả vốn thực hiện của cầu Cao Lãnh và Vàm Cống thuộc nguồn vốn Trung ương là 1.630,9 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2014 ước đạt 797 triệu USD, tăng 6,50% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi đó kim ngạch nhập khẩu ước đạt 576 triệu USD, tăng 23,60% so với cùng kỳ.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB9/Kim_ngach_xuat_khau_11_thang_uoc_dat_797_trieu_USD.aspx
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, dần đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.