Hội Nông Dân Huyện Long Thành Chung Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới
Trong năm 2014, các cấp Hội Nông dân huyện Long Thành đã vận động 109 hộ khá, giàu, giúp đỡ hỗ trợ 400 con giống, 415 kg hạt giống các loại và cho vay hơn 252 triệu đồng không tính lãi cho 203 hộ nông dân nghèo trong huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, Hội còn vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, xây tặng và sữa chữa được 10 căn nhà đại đoàn kết với tổng trị giá gần 300 triệu đồng cho các gia đình hội viên nông dân nghèo, gặp khó khăn về nhà ở.
Đặc biệt, trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội còn tích cực vận động nông dân đóng góp hơn 7,3 tỷ đồng, hiến 79.521 m2 đất, 1.036 ngày công lao động để thi công 71 công trình đường giao thông nông thôn...
Cũng trong năm 2014, Hội Nông dân toàn huyện đã phát triển thêm được 411 Hội viên mới, nâng tổng số lên 12.280 hội viên, sinh hoạt tại 94 Chi hội, trong đó có 5.123 Hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201412/hoi-nong-dan-huyen-long-thanh-chung-suc-xay-dung-nong-thon-moi-2356777/
Có thể bạn quan tâm
Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.
Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.
Mặc dù ngư dân Đà Nẵng được hoạt động theo tổ, đội và nghiệp đoàn, song tính liên kết vẫn chưa được phát huy. Vì vậy, cần một mô hình cao hơn để tập hợp họ. Việc thành lập một hợp tác xã (HTX) về thủy sản trong tương lai, có thể sẽ là điều cần thiết.
Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.
Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.