Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới
Ngày đăng: 03/03/2015

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất phù sa bồi đắp, biết nắm bắt thị trường mà nhiều hộ nông dân ở xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã chuyển đổi thành công nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả theo hướng công nghệ cao. Điển hình là mô hình trồng ổi Đài Loan.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Anh Luông thông tin thêm: Trước kia trên diện tích đất này, anh trồng nhiều loại cây nhưng không mang lại hiệu quả, còn đối với ổi Đài Loan thì rất dễ trồng, chi phí thấp, nhẹ công chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Do có nhiều kinh nghiệm trong việc làm vườn, lại tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, nên qua 5 tháng trồng và chăm sóc, cây ổi phát triển tốt và cho trái.

Hiện tại 200 cây ổi Lê Đài Loan của anh Luông đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách 1 ngày là cho thu hoạch 1 đợt, mỗi đợt từ 60 đến 70 kg, với giá bán hiện nay 8.000đ/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 400 ngàn đồng/đợt thu hoạch, bình quân lợi nhuận từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.

Để ổi đạt chất lượng cao, quả to, bóng đẹp, thì cần phải chăm sóc, bón phân đúng định kỳ, đặc biệt là giai đoạn mới ra hoa, thường xuyên vun xới gốc cho đất tơi xốp và tưới nước thường xuyên để cây phát triển. Khi trái ổi lớn khoảng 2 cm, dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nylon bọc bên ngoài để trùm trái lại, khoảng 2 tháng có thể thu hoạch, kỹ thuật này nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục trái gây hại cho ổi và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương, cũng như các cấp Hội nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu đã và đang tích cực triển khai thực hiện tốt các đề án quy hoạch lại các vùng chuyên sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi thủy sản. Đặc biệt là khuyến cáo nông dân chuyển đổi các mô hình trồng trọt – chăn nuôi phải phù hợp với thổ nhưỡng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng công nghệ cao, để sản xuất mang lại năng suất hiệu quả cao, đặc biệt là chú trọng thị trường đầu ra.

Ổi Đài Loan là một trong những loại cây đang phát huy hiệu quả mang lại kinh tế cho nhiều hộ nông dân ở vùng đồng bằng sông Cữu Long nói chung và nông dân ở thị xã Tân Châu nói riêng. Khác với nhiều loại cây ăn trái khác, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch phải mất vài ba năm, thì giống ổi Đài Loan này chỉ mất hơn 5 tháng là đã bắt đầu cho thu hoạch, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, thu hoạch quanh năm, nếu nông dân chịu cần mẩn chăm sóc đúng cách, thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện tại, một số hộ nông dân trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, dừa… trên địa bàn xã Vĩnh Xương cũng đang triển khai áp dụng trồng xen canh giống ổi Đài Loan này, thực hiện theo mô hình lây ngắn nuôi dài.

Toàn xã Vĩnh Xương hiện có khoảng 10 hộ trồng ổi Đài Loan, với diện tích khoảng 15 hécta. Nhờ chuyển đổi mô hình làm ăn mà nhiều hộ nông dân trên địa xã có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo lộ trình kế hoạch của địa phương đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

12/01/2012
Được Mùa Ớt Được Mùa Ớt

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

29/06/2012
Toàn Tỉnh Có Hơn 170 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Toàn Tỉnh Có Hơn 170 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.

30/06/2012
Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình) Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình)

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

30/06/2012
ĐBSCL Khan Hiếm Tôm Nguyên Liệu, Thương Lái Ép Giá ĐBSCL Khan Hiếm Tôm Nguyên Liệu, Thương Lái Ép Giá

Trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang xảy ra tình trạng một số thương lái lợi dụng hiện tượng tôm chết ép giá thu mua, gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.

01/07/2012