Thâm canh lúa cải tiến

Tham gia mô hình bà con được hỗ trợ 100% giống, 30% lượng phân bón và được tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến.
Cụ thể cấy mạ non (2 - 2,5 lá); cấy thưa, cấy 1 dảnh, cấy ô vuông mắt sàng để phát huy khả năng quang hợp, hạn chế sâu bệnh hại; Tưới nước và rút nước phơi ruộng xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất luôn ẩm;
Làm cỏ bằng tay ít nhất 2 - 3 lần sau cấy 30 ngày; Bón cân đối dinh dưỡng, giảm phân hoá học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và hữu cơ vi sinh để cải tạo độ phì cuả đất và bón thúc sớm.
Tại buổi hội thảo, bà con đánh giá đây là mô hình cho hiệu quả thiết thực đối với người dân bởi chi phí đầu vào giảm (giống, phân bón, thuốc BVTV), năng suất cao (mô hình đạt năng suất 73,3 tạ/ha; đối chứng đạt 68 tạ/ha). Ngoài ra còn giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và hạn chế được sự phát thải khí nhà kính.
Có thể bạn quan tâm

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.

Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy - Hòa Bình) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.

Hiện nay, người chăn nuôi tuy sản xuất ra sản phẩm nhưng chưa có hợp đồng với các công ty, nhà cung cấp để tiêu thụ mà chủ yếu thông qua khâu trung gian nên thường bị ép giá. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Sở NN&PTNT Hà Nội đang xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng của các công ty...

Như tin đã đưa, ngày 30.1.2014, đàn vịt 2.000 con của anh Nguyễn Văn Long (48 tuổi, ngụ ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành - Tây Ninh) có dấu hiệu bệnh. Nghi chúng nhiễm cúm A/H5N1, anh Long đã tự đập đầu vịt và tiêu hủy hết 250 con.

Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.