Sản lượng lúa của cả nước ước đạt hơn 45 triệu tấn

Trong đó lúa Đông Xuân đạt 20,69 triệu tấn, giảm 158.800 tấn; lúa Hè Thu và Thu Đông đạt 14,85 triệu tấn, tăng 370.000 tấn; lúa Mùa đạt 9,57 triệu tấn, giảm 71.200 tấn so với năm ngoái.
Tính đến trung tuần tháng 9 này, trên địa bàn các tỉnh miền Nam đã thu hoạch được khoảng 91,2% diện tích lúa Hè Thu xuống giống.
Mặc dù diện tích xuống giống vụ này giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, giá lúa tăng khá do đó người dân yên tâm sản xuất, lúa được chăm sóc tốt. Ước tính năng suất lúa Hè Thu đạt 54 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với năm 2014.
Năm nay, vụ Thu Đông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt hơn 612.000 ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, các địa phương đã thu hoạch khoảng 20% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 54,3 tạ/ha. Diện tích còn lại chủ yếu ở giai đoạn trỗ bông, chín, sinh trưởng và phát triển tốt.
Vụ lúa Mùa tại các địa phương phía Bắc đã trỗ bông. Trà lúa sớm đang trong giai đoạn vào chín và bắt đầu cho thu hoạch kịp thời giải phóng đất để trồng cây vụ Đông sớm. Trà lúa chính vụ đang ở giai đoạn sinh trưởng, làm đòng, trỗ bông.
Theo ước tính sản lượng toàn miền giảm khoảng 1% so vụ mùa 2014 do diện tích giảm 1,3%.
Do đầu vụ bị nắng hạn và các địa phương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng nên diện tích lúa mùa ở các tỉnh miền Nam năm nay cũng giảm so với năm ngoái. Tính đến trung tuần tháng Chín này, các địa phương mới xuống giống 554.600ha, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá sơ bộ từ các địa phương, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất lúa Mùa cả nước ước đạt 49,3 tạ/ha, tăng nhẹ (từ 0,3-0,5 tạ/ha). Sản lượng ước tính gần 9,5 triệu tấn, giảm khoảng 71.000 tấn so với vụ Mùa năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.