Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới

Trồng Ổi Đài Loan Theo Hướng Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Cho Nông Dân Vùng Biên Giới
Publish date: Tuesday. March 3rd, 2015

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất phù sa bồi đắp, biết nắm bắt thị trường mà nhiều hộ nông dân ở xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã chuyển đổi thành công nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả theo hướng công nghệ cao. Điển hình là mô hình trồng ổi Đài Loan.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.

Anh Luông thông tin thêm: Trước kia trên diện tích đất này, anh trồng nhiều loại cây nhưng không mang lại hiệu quả, còn đối với ổi Đài Loan thì rất dễ trồng, chi phí thấp, nhẹ công chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Do có nhiều kinh nghiệm trong việc làm vườn, lại tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, nên qua 5 tháng trồng và chăm sóc, cây ổi phát triển tốt và cho trái.

Hiện tại 200 cây ổi Lê Đài Loan của anh Luông đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách 1 ngày là cho thu hoạch 1 đợt, mỗi đợt từ 60 đến 70 kg, với giá bán hiện nay 8.000đ/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 400 ngàn đồng/đợt thu hoạch, bình quân lợi nhuận từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.

Để ổi đạt chất lượng cao, quả to, bóng đẹp, thì cần phải chăm sóc, bón phân đúng định kỳ, đặc biệt là giai đoạn mới ra hoa, thường xuyên vun xới gốc cho đất tơi xốp và tưới nước thường xuyên để cây phát triển. Khi trái ổi lớn khoảng 2 cm, dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nylon bọc bên ngoài để trùm trái lại, khoảng 2 tháng có thể thu hoạch, kỹ thuật này nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục trái gây hại cho ổi và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương, cũng như các cấp Hội nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu đã và đang tích cực triển khai thực hiện tốt các đề án quy hoạch lại các vùng chuyên sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi thủy sản. Đặc biệt là khuyến cáo nông dân chuyển đổi các mô hình trồng trọt – chăn nuôi phải phù hợp với thổ nhưỡng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng công nghệ cao, để sản xuất mang lại năng suất hiệu quả cao, đặc biệt là chú trọng thị trường đầu ra.

Ổi Đài Loan là một trong những loại cây đang phát huy hiệu quả mang lại kinh tế cho nhiều hộ nông dân ở vùng đồng bằng sông Cữu Long nói chung và nông dân ở thị xã Tân Châu nói riêng. Khác với nhiều loại cây ăn trái khác, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch phải mất vài ba năm, thì giống ổi Đài Loan này chỉ mất hơn 5 tháng là đã bắt đầu cho thu hoạch, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, thu hoạch quanh năm, nếu nông dân chịu cần mẩn chăm sóc đúng cách, thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện tại, một số hộ nông dân trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, dừa… trên địa bàn xã Vĩnh Xương cũng đang triển khai áp dụng trồng xen canh giống ổi Đài Loan này, thực hiện theo mô hình lây ngắn nuôi dài.

Toàn xã Vĩnh Xương hiện có khoảng 10 hộ trồng ổi Đài Loan, với diện tích khoảng 15 hécta. Nhờ chuyển đổi mô hình làm ăn mà nhiều hộ nông dân trên địa xã có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo lộ trình kế hoạch của địa phương đề ra.


Related news

Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Wednesday. September 10th, 2014
Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Thursday. September 11th, 2014
Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

Thursday. September 11th, 2014
Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn

Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (Ninh Bình) bằng cách riêng, đó là mỗi năm ban tặng vùng đất này chừng 120 ha đến 150 ha đất phù sa lấn biển. Trong mấy năm gần đây, nhờ hỗ trợ của các nguồn lực từ Nhà nước trong việc xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn đang có xu hướng phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sự đổi thay của mảnh đất vốn nghèo khó này.

Thursday. September 11th, 2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Nhận Giấy Chứng Nhận Global GAP Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Nhận Giấy Chứng Nhận Global GAP

Được sự chấp thuận của UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngày 08/8/2014, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ hợp tác Nuôi cá tra bền vững tại hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè do ông Giãng Văn Bảy làm Tổ trưởng.

Thursday. September 11th, 2014