Trồng dưa lê chất lượng cao lãi gấp đôi dưa thường

Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) nằm trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20, các giống dưa lê, dưa hấu của cố Viện trưởng Lương Định Của được trồng rộng khắp ở tất cả các địa phương trong huyện.
Trồng dưa chất lượng cao cho thu nhập cao.
Đến nay dưa đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho nông dân, diện tích mỗi vụ khoảng 250 - 300 ha.
Từ năm 2000 đến nay, trên thị trường xuất hiện các giống dưa chất lượng cao như Kim cô nương, Mật thế giới, Mật thiên hạ, Kim Hoàng hậu… có giá bán cao gấp 2 – 4 lần các giống dưa thường.
Để nâng cao hiệu quả SX, Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm, Sở KH-CN Hải Dương và một số Cty giống cây trồng như: Nông Hữu, Hoa Sen, Thần Nông...
triển khai các mô hình trồng dưa lê chất lượng cao ở một số địa phương.
Năm 2015, tại các vùng trồng dưa trọng điểm của huyện, một số hộ nông dân đã SX dưa chất lượng cao ở cả ba vụ: Vụ xuân, vụ xuân hè và vụ thu đông.
Diện tích gieo trồng mỗi vụ hàng chục ha tập trung ở các xã Hồng Hưng, Đoàn Thượng, Toàn Thắng… bình quân mỗi ha cho doanh thu khoảng 250 triệu đồng, mỗi vụ toàn huyện thu hàng tỷ đồng.
Tại hội thảo đánh giá kết quả SX thử giống dưa lê Kim cô nương NH2798 vụ xuân năm 2015, bà Nguyễn Thị Sáu, thôn Hoàng Xá, xã Hồng Hưng cho biết: “Nhà tôi đã trồng dưa lê chất lượng cao đến năm 2015 là năm thứ 7.
Các giống dưa chất lượng nhìn chung khả năng chống chịu bệnh yếu hơn giống dưa thường như bệnh lở cổ rễ, nứt thân xì mủ, thán thư… nhất là ở vụ hè và vụ hè thu.
Hơn nữa các giống dưa này thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 10 – 15 ngày do thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch kéo dài, trung bình 1 sào thu được từ 8 – 10 triệu đồng.
Được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn SX, gia đình tôi từ 2 năm nay áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý đất, cày bừa ngả trước khi trồng khoảng 20 ngày, bón nhiều phân chuồng hoai mục có chế phẩm vi sinh, trồng che phủ nilon chống mưa nên quả đậu nhiều, quả to, đẹp hơn, giá bán cao hơn, thu nhập 1 sào khoảng 11 – 12 triệu đồng”.
Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.
Dưa có thời gian bảo quản kéo dài, việc tiêu thụ thuận lợi, các thương lái thu mua tại ruộng.
Ở xã này, diện tích trồng dưa lê chất lượng cao vụ sau cao hơn vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.

Trong 96 mô hình ứng dụng sản xuất được triển khai trong năm 2013 ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì có 49 mô hình đầu tư nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 227 con giống, trong đó, chủ yếu dành cho hộ nghèo và cận nghèo.