Tổng sản lượng thủy sản nuôi 4 tháng/2015 đạt trên 15 nghìn tấn
Các đầm thuỷ sản nước lợ nay đang sửa chữa, gia cố hệ thống bờ bao, cống cấp thoát nước để thả giống ( tôm sú, cua biển,..) và thu hoạch rau câu.
Tại khu vực nuôi nước mặn, diện tích nuôi ngao tăng 70 ha so năm 2014 do mở rộng diện tích nuôi ngao tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy. Hiện tại các hộ nuôi đang tập trung thu hoạch ngao thương phẩm, sản lượng ngao thu hoạch 4 tháng đầu năm ước đạt 2.000 tấn, trong đó tháng 4 là 500 tấn.
Khu vực nuôi cá lồng bè tiếp tục chăm sóc, thu hoạch đàn cá thương phẩm và đã tiến hành thả 01 triệu cá giống các loại, chủ yếu cá song (60%), còn lại là cá vược, cá hồng, cá giò, cá chim vây vàng... Các bè nuôi hầu tiếp tục thu hoạch sản phẩm và thả nuôi đợt mới.
Khu vực nuôi nước ngọt tiếp tục thu hoạch sản phẩm xuất bán đồng thời thả giống sớm những đối tượng truyền thống.
Các trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đã tiến hành cho sinh sản các đối tượng cá truyền thống ( cá trắm, trôi, mè....), sản lượng ước đạt 100 triệu cá bột, tương đương cùng kỳ năm 2014. Các trại sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn sản xuất, cung ứng các đối tượng có giá trị: tôm sú, cua biển, nhuyễn thể, sản lượng ước đạt 1,8 triệu cua giống cấp 1; 70 triệu tôm sú pL15. Các đối tượng hàu, trai biển, tôm rảo đang tiến hành ương dưỡng ấu trùng, chuẩn bị xuất bán. Cá biển, cá bống bớp chuẩn bị cho sinh sản khi thời tiết ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm
Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…
Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.
Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.
Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả, nguyên nhân do giá bán máy còn quá cao (bao gồm cả máy kéo khoảng 500 triệu đồng), trong khi thời gian hoạt động của máy san đất chỉ vài ngày sau thu hoạch vụ lúa đông xuân nên nông dân ngại đầu tư vì chậm thu hồi vốn.