Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sôi động mùa cá ve

Sôi động mùa cá ve
Ngày đăng: 06/06/2015

Mặt trời chưa ló dạng, nhưng bến cảng Tịnh Kỳ đã hỗn tạp âm thanh. Tiếng máy nổ của hàng chục con tàu hành nghề pha xúc nối đuôi nhau ì ạch cập bến. Tiếng la í ới của bạn chài, của đầu nậu tranh nhau trả giá. Ngư dân Trần Hùng, thôn An Vĩnh, vứt dây neo, con tàu dần tắt máy.

Anh em bạn chài cùng nhau khuân những mẻ cá ve đầy tràn, tươi rói, cứ thế chuyền tay nhau đưa lên bến cho đến hết khoang. Chủ tàu Hùng ước lượng: Chuyến biển này, đánh được khoảng 2 tấn cá ve, với giá cá hiện tại từ 15.000 – 17.000 đồng/kg, tàu cũng kiếm được hơn 30 triệu đồng. Anh em bạn chài cũng có nguồn thu khá.

Cạnh đó, tàu ông Nguyễn Nhứt cũng vội vàng chuyển cá cân cho đầu nậu. Ông Nhứt bảo: Cá mới đánh bắt được tầm khoảng 3 - 4 giờ sáng nên còn tươi óng. Các chủ lò cá ở Tịnh Kỳ thích lắm nên trả được giá và mua ngay để kịp đem vào lò hấp. Theo ông Nhứt, trong thời điểm này, cá ve ken dày ngoài vùng biển Quảng Ngãi, chỉ cần thả mẻ lưới là có khi thu được 2 - 3 tạ cá.

Tuy không được giá như mùa cá cơm, nhưng nhờ cá ve được mùa nên cũng có nguồn thu. Từ Tết đến nay, biển ban tặng cho bà con vùng này nhiều cá nên ngư dân ra khơi liên tục. Giờ cập bến, tranh thủ nghỉ ngơi, chiều lấy nguyên nhiên liệu là ra lộng ngay.

Hàng chục con tàu khác cũng có tâm lý như ông Nhất. Vì một chuyến biển của tàu pha xúc chỉ trong vòng một đêm, nên khi ra biển ai cũng tranh thủ căng mắt sáng đêm để tìm luồng cá, pha xúc. Sau khi vào bờ, mọi người bán “chiến lợi phẩm” của mình là trở về nhà nghỉ ngơi...

Khoảng 9 giờ sáng, nắng chói chang, bến cảng vắng bóng những ngư dân làng chài. Trên bến chỉ còn những người phụ nữ bên những khay cá chất đầy. Họ lần lượt lựa và phân loại cá trước khi đưa lên xe đông lạnh chuyển đi. Khi bến cảng vắng bóng người, xe cộ, tàu thuyền nằm im ở bến bãi thì trên các khoảng đất trống dọc ven bờ biển, sân bóng, sân trường lại sôi động do nhiều chị em tranh thủ phơi những vỉ cá ve dày đặc vừa mới hấp trong lò ra.

Những đôi tay thoăn thoắt phơi, trở cá không ngớt. Một lao động đang phơi cá tại sân bóng Tịnh Kỳ, cho hay: “Một ngày phơi, trở cá cũng kiếm được 100.000 - 150.000 đồng tùy theo cá ít và nhiều. Từ Tết đến giờ có việc làm liên tục cũng nhờ biển được mùa.

Theo các chị vào lò hấp cá, nơi đây cũng tấp nập chẳng khác như bến cảng mới buổi sáng mai. Tại lò cá của anh Lý Thanh Tùng thôn An Vĩnh, hàng chục phụ nữ tất bật với công việc của mình. Cả một không gian của lò hấp cá chỉ khoảng chừng 20m2, nhưng bố trí nhiều công đoạn.

Phía ngoài bến tập kết những khay cá, nối tiếp bên trong là những thùng nước để rửa cá trước khi đưa vào lò. Cá đưa vào chảo luộc chừng 5 phút là đưa đi phơi. Quanh bếp lò, hơi nóng, khói bốc lên nghi ngút. Trên nắng, dưới nóng, những người làm công mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm nhưng không ai than phiền mà vẫn miệt mài, thoăn thoắt đôi tay.

Hằng năm, sau Tết làng chài Tịnh Kỳ vào mùa cá cơm, nhưng theo nhiều ngư dân thì cá cơm năm nay không nhiều như mọi năm. Bù lại, khoảng từ tháng 2 âm lịch đến nay thì biển ban tặng cho cá ve nên bà con cũng có cuộc sống khá. Biển có cá nên 16 cơ sở sơ chế cá ở Tịnh Kỳ cũng hoạt động liên tục.

Bình quân mỗi lò giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Ông Nguyễn Xí – Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Đến cuối tháng 5, sản lượng đánh bắt ước đạt 8.750 tấn, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 tấn, nhưng cuộc sống bà con khá ổn định. Năm nay, mùa cá cơm kết thúc sớm hơn. May nhờ có cá ve xuất hiện ken dày ở vị trí khai thác của tàu trong xã, nhờ thế mà giải quyết công ăn việc làm của bà con đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Đề xuất 14 mô hình bảo hiểm cây cà phê Đề xuất 14 mô hình bảo hiểm cây cà phê

Tại Đăk Lăk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tỉnh Đăk Lăk vừa tổ chức hội thảo đề xuất mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê. Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng đề xuất có 14 mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê như- mục tiêu bảo hiểm, rủi ro, địa bàn, quyền lợi, năng suất, phạm vi, giá trị...

25/08/2015
Rót vốn xuống sông Gâm nuôi cá Rót vốn xuống sông Gâm nuôi cá

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.

25/08/2015
Cá linh non 200.000 đồng/kg Cá linh non 200.000 đồng/kg

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

26/08/2015
Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang Thêm 15 ngàn con tôm sú giống cho phá Tam Giang

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

26/08/2015
Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

26/08/2015