Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn

Để từng bước khắc phục những nhược điểm nêu trên, Sở NN&PTNT, Hội Làm vườn tỉnh đã phối hợp với các địa phương chú trọng công tác thông tin, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác đến nông dân.
Đáng chú ý, biện pháp trồng đậu phụng xen mì đã được áp dụng khá thành công tại nhiều địa phương trong tỉnh; giúp năng suất mì tăng khoảng 15%, tổng giá trị sản phẩm/ha tăng hơn so với trồng mì đơn thuần. Thu hoạch đậu phụng xong lấy toàn bộ thân, cành, lá, gốc, rễ (khoảng 4,5 tấn/ha) vùi lấp xuống đất làm phân xanh, tiếp tục chăm sóc mì đến thu hoạch, đất sẽ giàu mùn và tơi xốp hơn, độ phì và khả năng giữ ẩm cũng tăng lên.
Để trồng đậu phụng xen mì đạt hiệu quả cao, cần làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là bón lót, lên luống để trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp. Trên mỗi luống có thể trồng 3 hàng đậu phụng với khoảng cách hàng - hàng 20 - 25cm; hom mì được trồng trên hàng đậu phụng giữa luống với khoảng cách như bình thường. Trỉa đậu phụng trước, trồng hom mì sau, khi đậu phụng ra lá thật mới trồng hom mì để tranh thủ tối đa ánh sáng trong thời kỳ cây mì còn nhỏ.
Nên trồng giống đậu phụng sẻ hoặc mỏ két vì các giống này cây thấp, chịu hạn. Tùy điều kiện cụ thể mà tưới nước bổ sung khi cây bị hạn, tưới theo lứa và tưới ẩm để vừa tiết kiệm nước tưới, nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện cho cây mì sinh trưởng phát triển tốt ngay từ thời kỳ đầu để vượt qua mùa nắng hạn. Với những hiệu quả và lợi ích thu được, trồng đậu phụng xen mì sẽ góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, bảo vệ đất canh tác và thực hiện sản xuất mì bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.