Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều Bẻ Kèo
Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Nội dung hợp đồng liên kết lỏng lẻo, thiếu những quy định chế tài cụ thể khiến việc thực hiện mang tính nửa vời. Thực tế cho thấy, đã có người nuôi cá phải lao đao, vỡ nợ vì tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn bằng hình thức trả chậm, còn doanh nghiệp thì không mua được cá khi giá tăng.
Tại ĐBSCL, mỗi năm có hàng ngàn hợp đồng tiêu thụ cá tra giữa hộ nuôi và doanh nghiệp lại được kí kết. Thế nhưng cứ đến thời điểm giá cá tra biến động thì hợp đồng lại trở nên vô tác dụng (hay còn gọi là bẻ kèo).
Trong hầu hết các hợp đồng tiêu thụ cá tra hiện nay, nông dân chịu thiệt thòi bởi các điều khoản thường mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thu mua. Chẳng hạn bên mua có thể từ chối nhận hàng, có quyền đánh giá, hủy hợp đồng, không nhận nguyên liệu, còn bên bán gần như hoàn toàn lệ thuộc.
Thời gian thanh toán thường kéo dài từ 30-45 ngày thậm chí lâu hơn, khiến nông dân bị chiếm dụng vốn. Mỗi ao cá khoảng 300 tấn, vốn nuôi khoảng 7-8 tỷ đồng nhưng khi bán, doanh nghiệp trả chậm trong 3 tháng, phí trả lãi suất ngân hàng khoảng 1,7%/tháng, người nuôi lỗ 400 triệu đồng.
Ngoài ra, các hợp đồng bao tiêu đều do bên mua soạn thảo, nông dân không có khả năng thực hiện nên hợp đồng thường rất lỏng lẻo, mang tính đối phó. Hệ quả tình trạng phá vỡ hợp đồng bao tiêu giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng nhiều và phần thiệt hầu hết thuộc về nông dân.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giá cá tra bị thả nổi theo hướng ngày càng sụt giảm. Cụ thể, giá cá năm 2011 ở mức 29.000 đồng/kg, đến năm 2013 còn 22.500 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư lại ở mức cao.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng: “Tôi kiến nghị nông dân nên hình thành những nhóm 8-9 người để đàm phán ký hợp đồng không nên ký hợp đồng đơn lẻ. Ký hợp đồng không phải với một doanh nghiệp mà với nhiều doanh nghiệp. Nếu có trục trặc với người nông dân, chúng tôi cũng tư vấn để tham gia quá trình xét xử bằng cơ chế trọng tài”.
Cá tra hiện nay vẫn là mặt hàng xuất khẩu độc quyền của Việt Nam với kim ngạch khoảng 1,8 tỷ USD/năm, nhưng giá trị xuất khẩu lại liên tục sụt giảm và số hộ nông dân thua lỗ đã lên đến gần 50%. Đây thực sự là một nghịch lý. Và nghịch lý này đã kéo dài nhiều năm, do mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo.
Vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là hợp đồng tiêu thụ, mà xa hơn là các mô hình liên kết, để chuỗi sản xuất - tiêu thụ - chế biến - xuất khẩu cá tra thực sự mang về giá trị hợp lý cho con cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại Cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hoạt động truyền thông “Không gây hại cho cá heo - Dolphin safe” khi đánh bắt cá ngừ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình truyền thông “Không gây hại cá heo” được thực hiện tại 7 tỉnh tập trung nghề khai thác cá ngừ Việt Nam trên cả nước.
Giá cá tra nguyên liệu được giữ ổn định, dù mức thuế cuối cùng của kỳ POR 10 đối với cá tra xuất khẩu vào Mỹ có tăng hơn so với kết quả sơ bộ được công bố trước đó vào tháng 7-2014. Trong ảnh là nông dân Cần Thơ đang cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh
Kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 - 2020 là tiến hành quan trắc môi trường tại 30 điểm nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy.
Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.
Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.