Thông Qua Dự Án Phát Triển Ngân Hàng Bò Tại Đồng Tháp
Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.
Thực hiện Nghị quyết 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo cả nước, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp chỉ đạo, tổ chức vận động và phát triển chương trình “Ngân hàng bò” tại các địa phương, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo biên giới.
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ 9 con bò sinh sản từ chương trình này ở xã biên giới Thông Bình, huyện Tân Hồng. Mỗi con dự án hỗ trợ 8 triệu đồng, phần còn lại là đối ứng của địa phương. Dự kiến từ nay đến cuối năm, chương trình này sẽ tiếp tục hỗ trợ các các hộ nghèo ở các xã biên giới còn lại trong tỉnh.
Để tiếp tục phát huy ưu điểm từ chương trình, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã ban hành Công văn số 58/CTĐ, ngày 27/5/2013 về việc phát triển “Ngân hàng bò” tại các địa phương trong tỉnh. Theo tinh thần của công văn, mỗi xã, phường, thị trấn vận động ít nhất 1 con bò/năm để hỗ trợ các hộ nghèo và khó khăn trong địa phương mình, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh nhà.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, các Phó Chủ tịch nhất trí với chủ trương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ về các tiêu chí, đối tượng hỗ trợ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dương, về nguồn vốn đối ứng thì Ngân hàng Chính sách ở địa phương có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn đối với các hộ được tặng bò.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Bình Sơn và Phước Sơn, gồm 10 hộ nông dân tham gia.
Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.
Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.
Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.