Bạc Liêu: Nông Dân Xã Châu Hưng A: Thu Nhập Cao Từ Cây Bồn Bồn

Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…
Với những hộ ít đất sản xuất như anh Cao Văn Đen (ấp Trà Ban 2, xã Châu Hưng A) thì việc chọn trồng cây bồn bồn và nuôi cá nước ngọt được xem là một hướng đi đúng. Anh Đen cho biết: “Mỗi năm, từ việc kết hợp nuôi cá và trồng bồn bồn, nông dân có thể lãi hơn 20 triệu đồng/công. Trung bình, lợi nhuận 1 công bồn bồn tương đương với 4 công lúa”. Xã Châu Hưng A hiện có hơn 40 hộ dân thực hiện mô hình trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt trên diện tích gần 20ha, tập trung ở các ấp Trà Ban 2, Hà Đức, Thông Lưu A…
Cây bồn bồn có khả năng thích nghi cao, sống được trên cạn lẫn dưới nước nên rất dễ trồng. Bên cạnh đó, bồn bồn chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài, nhẹ công chăm sóc. Mỗi năm, bồn bồn cho thu hoạch hơn 10 vụ với năng suất từ 110 - 150kg/công/vụ. Trong khi đó, cá nuôi trong ruộng bồn bồn không phải tốn công chăm sóc và chi phí thức ăn.
Theo ông Nguyễn Hồng Lê - người chuyên trồng và thu mua bồn bồn (ở ấp Trà Ban 2): “Bạn hàng xem bồn bồn là một loại rau sạch. Bởi, trong quá trình trồng cho đến ngày thu hoạch thì không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Giá bồn bồn tươi thành phẩm hiện nay là 16.000 đồng/kg. Bồn bồn được tiêu thụ tại chợ Bạc Liêu và bán rất chạy. Mỗi ngày, người dân ở xã Châu Hưng A cung ứng cho các chợ đầu mối hơn 150kg bồn bồn tươi…”.
Bên cạnh đó, cây bồn bồn còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương. Bà con ở đây có thêm nghề nhổ bồn bồn thuê với giá 4.000 đồng/kg. Mỗi ngày, một lao động có thể nhổ từ 30 - 40kg bồn bồn, thu nhập từ 120.000 - 160.000 đồng.
Để mô hình trên phát huy hiệu quả lâu dài, chính quyền xã Châu Hưng A đã có kế hoạch thành lập tổ hợp tác trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá. Qua đó, nhằm tạo đầu ra ổn định, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã trở thành tỷ phú.

Với ý tưởng sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, mô hình “Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị” của tác giả Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công
Chiều ngày 14/9, Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xác nhận, khoảng 15 giờ, ngày 13/9, chiếc sà lan biển kiểm soát CT-06968 trong lúc lưu thông trên sông Tiền.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá sấu thương phẩm của nông dân TP Cà Mau bắt đầu phục hồi trở lại, do chính sách thông thoáng của Nhà nước về quản lý chăn nuôi cũng như đầu ra sản phẩm ổn định.

Sáng 11–9, Chi Cục Thú y tỉnh Bình Dương tổ chức triển khai chương trình hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2015 trên địa bàn Bình Dương.