Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ
Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đốn bỏ cây ca cao hàng loạt của bà con nông dân trong thời gian qua là do tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá ca cao giảm mạnh trong thời gian dài từ 60.000 đ/kg vào cuối năm 2012 xuống còn 35.000 đ/kg (tháng 8/2013). Như vậy, với năng suất ca cao trung bình hiện nay khoảng 8,02 tạ/ha thì thu nhập của người dân chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, như vậy là quá thấp.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện rà soát tình hình sản xuất ca cao tại địa phương, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án ca cao Lâm Đồng đã đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất hợp lý để đưa ca cao trở thành cây trồng ổn định tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ trở thành hình mẫu, quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khẳng định, xuất khẩu gạo từ quý IV này sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.
Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).
Cùng với một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thời gian gần đây mô hình trồng cây mít Thái và cây cam sành của ông Huỳnh Hùng ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mở ra nhiều triển vọng về những loại cây ăn quả mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.