Trồng Chanh Thu Tiền Tỷ
Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.
Là vùng đất hoang hóa nhiều năm trong thời chiến tranh nên đất bị nhiễm phèn nặng, mùa nắng nước mặn từ sông Vàm Cỏ Đông tràn vào, mùa mưa nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống nên trồng mía thường hay bị ngập úng, năng suất chỉ đạt 45-50 tấn mía cây, giá cả bắp bênh, không hiệu quả. Năm 1999-2000, tỉnh đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng đào đắp hơn 100 km đê bao ngăn lũ dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và nạo vét hệ thông kênh đầu mối, để tưới tiêu và ngăn lũ cho vùng trồng mía, lúa, cây ăn quả huyện Bến Lức. Trong đó xã Thạnh Hòa cũng được kép kín đê bao ngăn lũ không còn bị ngập úng, hệ thống kênh mương được khai thông thông xả phèn.
Năm 2004 Trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để giúp bà con chuyển đổi cây chanh, anh Phạm Văn Nhuận đã mạnh dạn đầu tư hơn 50 triệu đồng thuê lao động phá gốc mía, đào mương máng cho 3,5 ha và lên từng liếp đất cao hơn mặt ruộng từ 0,4-0,5 mét, dùng tro trấu, vôi bón lên mặt đất từ 1,5 đến 2 tấn/ha để cải tạo lớp phèn nổi lên mặt đất để khi mưa xuống phèn rỏ xuống mương đưa ra sông.
Mỗi ha anh trồng từ 600-650 gốc chanh và chừa khoảng cách 2 mét để cây nhảy nhánh. Sau 18 tháng chanh bắt đầu cho trái, nhưng anh lại không nôn nóng thu hoạch sớm, anh lại tiếp tục chăm sóc thuê lao động cắt nụ, tỉa những nhánh yếu bỏ, cho đất thêm vào gốc và dùng phân hữu cơ bón vào mỗi gốc từ 30-40 kg tao mặt đất xốp dể bắt rể thân cây phát triển mạnh, nhảy ra nhiều nhánh. Đến 25-26 tháng anh mới bắt đầu thu hoạch. Đặc biệt, hàng ngày tưới anh kiểm tra từng nhánh để cắt bỏ bớt nụ đễ nuôi trái to, bán được giá hơn là để nhiều nụ, trái nhỏ giá thấp.
Nhờ vậy, năng suất chanh của anh Phạm Văn Nhuận đạt từ 50-60 tấn/ha, với giá bán tử 6.000-11.000 đồng/kg. Tính từ năm 2006 đến nay anh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trở thành tỷ phú vùng đất phèn và được bình chọn sản xuất giỏi nhiều năm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.
Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.
Chưa bao giờ vào vụ mùa mà giá thanh long cao và khan hiếm như năm nay. Nhiều hộ trồng thanh long chấp nhận cắt bỏ vài lứa trái hàng mùa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dây chuẩn bị cho vụ chong đèn. Từ cách thức canh tác “bào mòn” sức phát triển của cây đến nay người trồng thanh long Bình Thuận đang hướng đến sản xuất bền vững, lâu dài…
Mồi câu là lông gà trắng, là vải kim tuyến hoặc cá nục, cá cơm… Cần câu chỉ đơn giản những sợi cước mảnh, dài gắn từ 5 đến 15 lưỡi câu. Hành trang của nghề câu chỉ có thế. Ấy vậy mà trải qua không biết bao thăng trầm, những ngư dân vẫn lặng lẽ cùng thuyền nan thẳng tiến ra biển để giữ lấy nghề xưa.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương hoãn tất cả các hoạt động chưa cần thiết, tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống tiêu, hồ chứa, các vùng xung yếu... thực hiện cấm biển ngay trong hôm nay (17/7), trong ngày mai (18/7), không để ngư dân còn hoạt động trên biển.