Cát Hải xây dựng nông thôn mới nỗ lực lớn để vượt khó
Gần 3 năm qua, xã Cát Hải đã đầu tư 7,3 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trong đó Trung ương và tỉnh hỗ trợ trên 3,4 tỉ đồng; vốn ngân sách xã hơn 3,7 tỉ đồng, nhân dân đóng góp hơn 63 triệu đồng...
Đến nay, Cát Hải đã bê tông hóa được 8,7 km đường giao thông nông thôn; toàn xã có 100% đường trục xã, 56,3% đường trục thôn và nội đồng, 100% đường ngõ xóm được bê tông và cứng hóa; kiên cố hóa 2,1 km kênh mương phục vụ tưới tiêu trên các cánh đồng.
Nông dân Cát Hải chăm sóc cây hành.
Trong sản xuất, địa phương đã tập trung vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản phẩm.
Toàn xã đã chuyển 113 ha ruộng sản xuất lúa mùa gieo khô hiệu quả thấp sang sản xuất cây trồng cạn; đưa tổng diện tích cây trồng cạn hàng năm lên trên 700 ha, với 2 loại cây trồng chính là đậu phụng và hành, luân canh 3-4 vụ/năm.
Nhờ thực hiện chuyển đổi cây trồng gắn với xây dựng những cánh đồng mẫu lớn nên thuận lợi trong việc chuyển giao các tiến bộ KHKT cho nông dân nắm bắt, áp dụng có hiệu quả.
Cùng với việc đầu tư khoan giếng, xây dựng mạng lưới điện ra các cánh đồng, chủ động tưới tiêu, nên năng suất các loại cây trồng tăng cao, đạt giá trị thu nhập bình quân cả xã 250 triệu đồng/ha canh tác.
Về kinh tế thủy sản, toàn xã hiện có 67 tàu cá tổng công suất 3.585CV, trong đó có 20 tàu công suất từ 90 CV trở lên, tăng 11 chiếc so với năm trước.
Tùy theo mùa vụ, ngư dân bám biển khai thác, thu nhập bình quân mỗi tàu trên dưới 300 triệu đồng/năm.
Thực hiện Nghị định 67/CP, Cát Hải có một trường hợp đã ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn và đang đóng mới 1 tàu vỏ sắt công suất trên 800 CV.
Trên địa bàn xã có 20 ha nuôi tôm dưới hình thức nuôi thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao, đem lại thu nhập khá.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp, địa phương cũng khuyến khích nhân dân phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập.
Hiện nông nghiệp, thủy sản chiếm 48,1%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm 51,9% trong cơ cấu kinh tế của xã; bình quân thu nhập đầu người đạt 28,6 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 10,8%.
Giáo dục, y tế chuyển biến tích cực.
Đến nay, Cát Hải đã đạt 13/19 tiêu chí NTM, tăng 4 tiêu chí so với năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được, để đạt xã NTM, Cát Hải còn rất nhiều khó khăn.
Theo đề án và lộ trình XDNTM của địa phương, để thực hiện 6 tiêu chí còn lại gồm giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường, nhu cầu vốn đầu tư gần 60 tỉ đồng, trong khi nguồn thu ngân sách xã quá ít, xã chưa có trường học nào đạt chuẩn và cơ sở vật chất văn hóa hầu như chưa có gì...
Ông Đỗ Hoàng Phong cho biết: Xã sẽ tập trung vận động nhân dân phát huy nội lực, đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, hoa màu để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời củng cố các tiêu chí đã đạt được.
Địa phương cũng sẽ nỗ lực vận động, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, nhằm về đích đúng kế hoạch đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Các hoạt động kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và đơn vị tiêu thụ đã trở thành thế mạnh của TP.HCM khi sau 3 năm thực hiện, chương trình được nhiều tỉnh, thành ủng hộ, cùng tham gia.
Đặc biệt, Big C đã chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng tiêu thụ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.
Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.
Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.