Các địa phương đã đăng ký xây dựng 216 cánh đồng mẫu lớn trong vụ Đông Xuân 2015-2016

Trong đó, có 209 CĐML sản xuất các loại lúa giống: CT 16, HYT 108, TH 3-3, TH 3-5, PC 26, Hoa ưu 109, VTNA2… với trên 8.760 ha, có 53.895 nông hộ tham gia và 7 CĐML sản xuất đậu phụng xen mì, bắp; đậu phụng, diện tích trên 233 ha với 622 nông hộ tham gia.
Các địa phương xây dựng nhiều CĐML là Phù Mỹ 43 cánh đồng sản xuất lúa và 1 cánh đồng sản xuất cây trồng cạn;
Tây Sơn 36 cánh đồng sản xuất lúa, 1 cánh đồng sản xuất cây trồng cạn;
Hoài Nhơn 30 cánh đồng sản xuất lúa; Tuy Phước 27 cánh đồng sản xuất lúa…
Nhiều địa phương đã kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia CĐML ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
. Theo lịch thời vụ của tỉnh, đến ngày 25.11, các địa phương sẽ hướng dẫn nông dân xuống giống sản xuất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.

HTX nấm của anh Sách (Hải Dương) cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Hàng trăm hộ dân trồng gừng tại Tiền Giang đang đứng ngồi không yên vì giá xuống thấp, bán không ai mua.