Trồng Chanh Thu Tiền Tỷ
Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.
Là vùng đất hoang hóa nhiều năm trong thời chiến tranh nên đất bị nhiễm phèn nặng, mùa nắng nước mặn từ sông Vàm Cỏ Đông tràn vào, mùa mưa nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống nên trồng mía thường hay bị ngập úng, năng suất chỉ đạt 45-50 tấn mía cây, giá cả bắp bênh, không hiệu quả. Năm 1999-2000, tỉnh đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng đào đắp hơn 100 km đê bao ngăn lũ dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và nạo vét hệ thông kênh đầu mối, để tưới tiêu và ngăn lũ cho vùng trồng mía, lúa, cây ăn quả huyện Bến Lức. Trong đó xã Thạnh Hòa cũng được kép kín đê bao ngăn lũ không còn bị ngập úng, hệ thống kênh mương được khai thông thông xả phèn.
Năm 2004 Trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để giúp bà con chuyển đổi cây chanh, anh Phạm Văn Nhuận đã mạnh dạn đầu tư hơn 50 triệu đồng thuê lao động phá gốc mía, đào mương máng cho 3,5 ha và lên từng liếp đất cao hơn mặt ruộng từ 0,4-0,5 mét, dùng tro trấu, vôi bón lên mặt đất từ 1,5 đến 2 tấn/ha để cải tạo lớp phèn nổi lên mặt đất để khi mưa xuống phèn rỏ xuống mương đưa ra sông.
Mỗi ha anh trồng từ 600-650 gốc chanh và chừa khoảng cách 2 mét để cây nhảy nhánh. Sau 18 tháng chanh bắt đầu cho trái, nhưng anh lại không nôn nóng thu hoạch sớm, anh lại tiếp tục chăm sóc thuê lao động cắt nụ, tỉa những nhánh yếu bỏ, cho đất thêm vào gốc và dùng phân hữu cơ bón vào mỗi gốc từ 30-40 kg tao mặt đất xốp dể bắt rể thân cây phát triển mạnh, nhảy ra nhiều nhánh. Đến 25-26 tháng anh mới bắt đầu thu hoạch. Đặc biệt, hàng ngày tưới anh kiểm tra từng nhánh để cắt bỏ bớt nụ đễ nuôi trái to, bán được giá hơn là để nhiều nụ, trái nhỏ giá thấp.
Nhờ vậy, năng suất chanh của anh Phạm Văn Nhuận đạt từ 50-60 tấn/ha, với giá bán tử 6.000-11.000 đồng/kg. Tính từ năm 2006 đến nay anh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trở thành tỷ phú vùng đất phèn và được bình chọn sản xuất giỏi nhiều năm của tỉnh.
Related news
Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.
Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.
Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.