Trồng Cam Xoàn Thu Lãi Hơn 500 Triệu Đồng/ha Tại Đồng Tháp
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sang trồng cây có hiệu quả đang được huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tập trung thực hiện.
Theo đó, những diện tích cây trồng cho năng suất, thu nhập kém như ổi, chuối, nhãn, hoa màu, cây đai (bố)… được chuyển sang trồng cam xoàn.
Cây cam xoàn có vị ngọt thanh, nhiều nước, bình quân 4-5 trái/kg, màu da hơi vàng khi chín. Kết quả cho thấy, bình quân mỗi hécta cam xoàn từ 4-8 tuổi mỗi năm cho lãi hơn 500 triệu đồng.
Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.
Bên cạnh đó, Tân Khánh Trung cũng là vùng đất màu mỡ, gần nguồn nước ngọt dồi dào thích hợp với cây trồng này. Vì vậy, xã đang khuyến khích bà con chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam xoàn.
Hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc mua cam xoàn với giá từ 35.000-42.000 đồng/kg. Địa phương có định hướng xây dựng vùng trồng cam chuyên canh và đăng ký thương hiệu. Đồng thời việc tổ chức điểm du lịch miệt vườn, thưởng thức vị ngọt thanh của loại trái cây cam xoàn cũng được tính tới.
Anh Nguyễn Thanh Phương, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung trồng 1ha cam xoàn, trong đó gần 0,5ha đang cho trái. Cây cam xoàn anh trồng từ 5-8 tuổi, mỗi cây thu hoạch khoảng 100kg quả, gấp đôi so với năng suất bình thường. Cam xoàn ra hai mùa trong năm, mùa nghịch và mùa thuận. Mỗi hécta anh trồng 600 cây.
Hiện với 0,5ha cho trái, thương lái đến tận vườn mua giá 42.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh lãi hơn 500 triệu đồng.
Anh Phương được xã, huyện chọn là nông dân sản xuất giỏi. Ngoài thu hoạch quả, anh còn nhân giống cam xoàn sạch bệnh cung cấp cho bà con trong xã.
Trước hiệu quả phát triển của cây cam xoàn, địa phương đã đầu tư, xây dựng hệ thống đê bao, cống đập hoàn chỉnh đảm bảo tiêu úng trong mùa mưa và chống ngập trong mùa lũ và định hướng việc đăng ký thương hiệu, liên kết chặt chẽ với thương lái kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, trong vụ mùa năm 2014 này, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật (KH-KT) nên tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hàng ngàn người dân đã được mùa lớn bưởi Phúc Trạch, không chỉ cả về sản lượng, chất lượng quả rất tốt, hình thức đẹp như mong đợi mà còn bán được giá cao, góp phần hồi sinh lại quả đặc sản vốn nổi tiếng cả nước này.
Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.
Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.
Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.