Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt
Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.
Anh Ngô Văn Quý ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú là một trong những người đầu tiên nuôi thành công loài cá heo nước ngọt. Anh cho biết, năm nay anh đầu tư nuôi 10 bè cá heo nước ngọt với trên 200kg cá gống (nguồn cá giống mua từ bà con ngư dân cào bắt tại địa phương có giá từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg), sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 30 đến 35 con/kg và giá bán dao động từ 300 đến 350 ngàn đồng/ kg, anh thu lời từ 500 đến 600 triệu đồng mỗi năm.
Cá heo dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh, lồng bè nuôi cá heo phải được bao bằng 2 lớp lưới để đảm bảo chống thất thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn.
Hiện trong nhiều nhà hàng, quán ăn cá heo trở thành món ăn đặc sản, tuy giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người chọn lựa. Vì vậy, theo bà con đầu ra của loại cá này không sợ cảnh mất giá hay “đụng hàng, dội chợ”.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.
Khoảng 8 giờ ngày 8-7, người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đi trên hàng chục chiếc ghe kéo ra sông để phản đối việc Công ty CP Hoàng Linh hút cát vì cho rằng việc hút cát gây ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ cá lồng bè bị chết hàng loạt.
Khoảng 3 năm trở lại đây, việc nuôi những giống mới như nhím, ba ba, chim trĩ, cá lăng chấm... gặp khó khăn, nhiều người bị thua lỗ nặng.
Về vùng kinh tế mới xã Phú Long (Nho Quan - Ninh Bình), ai cũng biết gia đình anh Trần Minh Sơn ở thôn 10 nhờ trồng chuối mà trở thành triệu phú.
Con cá đồng trong ruộng lúa ở nước ta - nói chung, ở Tiền Giang - nói riêng, đã có từ rất lâu. Hàng năm, khi vào vụ lúa (từ khi lúa đứng cái, làm đòng, trổ bông đến chín) thì cũng là lúc nguồn cá đồng (chủ yếu lóc, rô, sặc…) vào ruộng sinh sống và phát triển. Khi thu hoạch lúa, người ta kết hợp với thu hoạch cá.