Trồng 300 mét vuông cây thanh long và dứa cayenne trên đất bùn đỏ
Số liệu phân tích của Đề tài nêu trên cho thấy: Hàng năm khối lượng khai thác quặng bauxit tại các mỏ Tân Rai- Lâm Đồng lên tới 2,32 triệu mét khối, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải lưu giữ từ 80 - 90 triệu mét khối. Bùn đỏ là chất độc hại do có tính kiềm cao, tốn kém rất nhiều kinh phí sau 20 năm mới chuyển hóa, phân hủy thành nguyên liệu sản xuất phân bón kiềm, vật liệu xây dựng, xử lý nước thải ngành dệt nhuộm…
Với việc trung hòa bùn đỏ bằng các chất hữu cơ như bã nấm, rác rau, than bùn… đã giảm độ pH của đất xuống còn 8,21, các nhà khoa học nói trên tiến hành trồng, chăm sóc cây thanh long và dứa cayene bám rễ và đâm chồi trong vòng 2 tháng, các loài giun sau đó cũng sống được trong đất. Thời gian tới, Đề tài tiếp tục trung hòa bùn đỏ thành đất sản xuất nông nghiệp để trồng thử nghiệm từ 30 - 40 loại cây.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.
Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.
Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.
Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có trên 3.800 ha vườn cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening), tăng khoảng 470 ha so với cách nay 10 ngày, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30 - 70%. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cam sành ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.