Giá Củ Mì Tăng Cao
Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.
“Giá, củ mì tươi và tinh bột mì đã tăng dần trong những tháng đầu năm nay và lên đến 3.100 đồng/kg là điều mà các nhà máy chế biến không thể ngờ tới. Điều này có lợi cho nông dân nhưng các nhà máy có nguy cơ lỗ nặng nếu không xuất khẩu, tiêu thụ được tinh bột với giá cao hơn giá thành”, một doanh nghiệp khác cho biết. Hiện giá bột cũng tăng trên 10% so với năm 2012.
Toàn tỉnh đang có 71 cơ sở chế biến tinh bột mì (49 công ty, doanh nghiệp và 22 cơ sở nhỏ) với tổng công suất hoạt động khoảng 4.800 tấn bột ngày. Năm 2011, tỉnh có 79 cơ sở, với tổng công suất hoạt động gần 3.000 tấn/ngày.
Tổng sản lượng củ mì đưa vào chế biến (tính cả lượng mì nhập khẩu từ Campuchia) năm 2011 khoảng trên 2,2 triệu tấn; năm 2012 là gần 2,5 triệu tấn; 5 tháng đầu năm 2013 là trên 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, sản lượng củ mì được đưa vào chế biến thực tế cao hơn nhiều so với con số thống kê của ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.
Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.
Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…
Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.