Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.
Từ đầu năm 2013 đến nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 17.992 ha vào nuôi trồng thủy sản, trong đó có 3.943 ha tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng, 1.125 ha ngao, diện tích còn lại là thủy sản nước ngọt.
Để đạt được mục tiêu về năng suất, sản lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các đơn vị tập trung sản xuất và cung ứng đủ giống thủy sản các loại phục vụ bà con thả nuôi; hướng dẫn kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản; quản lý môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra,...
Theo báo cáo của phòng nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT), tính đến ngày 7-6-2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 18.515 tấn, bằng 46,1% kế hoạch, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 12.000 tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Nuôi nước mặn đạt 5.100 tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ. Trong đó, 2 đối tượng nuôi nước mặn chủ yếu là ngao Bến Tre (đạt 5.070 tấn) và cá lồng (1.000 lồng, đạt 30 tấn). Nuôi thủy sản nước lợ với 2 đối tượng chính là tôm sú xen cua, cá, rau câu và tôm he chân trắng. Hiện nay, các chủ ao đồng đang bắt đầu thu hoạch tôm he chân trắng, tôm sú. Tổng sản lượng đã thu hoạch các sản phẩm thủy sản nước lợ đạt 1.415 tấn.
Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường, mưa lớn và nắng nóng, các yếu tố môi trường ao nuôi biến động mạnh, chất lượng giống chưa được quản lý chặt chẽ,... ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ngao, tôm nuôi. Cụ thể, trong các tháng vừa qua có 158 ha tôm sú, 235 ha ngao ở Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa,... bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.

Người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn giống. Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, địa phương có số lượng người nuôi lớn nhất huyện, số tôm giống vào thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm trước.