Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Mía Trên Vùng Mặn

Triệu Phú Mía Trên Vùng Mặn
Ngày đăng: 01/04/2014

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.

Khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi chuyên tôm, có thời gian rảnh rỗi, ông Nguyễn Hữu Nhi cũng như những nông dân khác tìm hướng trồng và nuôi đa cây, con để cải thiện thu nhập cho gia đình. Qua nhiều năm trăn trở, ông Nhi đã cải tạo 500 m2 đất vườn quanh nhà để trồng mía đường.

Ông cho biết: “Lúc đầu trồng thử 500 m2 vì cứ nghĩ vùng đất mặn quanh năm và nhiều phèn, cây mía sẽ không phát triển. Thật bất ngờ, qua một vụ trồng thử nghiệm mía phát triển tốt và vị ngọt thanh. Từ đó, nhiều người bán nước mía trong huyện đến đặt mua”.

Giống mía mà ông Nhi trồng được người dân trong ấp gọi là mía mắc lồi, chịu hạn cao, đặc biệt là có tính chịu phèn mặn nên loại mía này cho năng suất và chất lượng cao.

Theo ông Nhi, trồng mía 3 năm phải chuyển vòng 1 lần, phải bón lót phân khi đặt hom, vun gốc và đánh tàn trong mùa mưa.

Ngoài ra, trong mùa nắng không cần đánh tàn để lá khô còn giúp cho mía tránh thoát hơi nước. Từ đó, mía của ông luôn cho vị ngọt thanh, được bạn hàng bán nước mía tin tưởng đặt hàng trước mùa vụ.

Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương, cho biết: “Với vùng đất mặn này thì mô hình kinh tế phụ của ông Nhi là một điển hình để nông dân học tập, bởi chưa được 2.000 m2 nhưng mỗi năm từ một vụ mía thu nhập gần 100 triệu đồng”.

Nhiều năm qua, mía của ông Nhi gần như không đủ bán cho khách hàng, thường thời gian chỉ hơn 1 tháng là ông bán hết.

Để tăng thêm thu nhập, ông Nhi đang cải tạo thêm 500 m2 đất trống quanh nhà để tăng thêm diện tích, thu nhập từ cây mía. Từ mô hình trồng mía và 2 ha vuông tôm, mỗi năm gia đình ông Nhi thu nhập trên 200 triệu đồng. Nhờ đó 2 đứa con của ông được học hành và cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định, khấm khá.

Ông Nguyễn Hữu Ly, Trưởng ấp Mương Điều B, cho biết: “Mỗi lần họp chi bộ của ấp, anh em đều đưa ra những mô hình hiệu quả từ đa cây, con để học hỏi làm theo, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Trong đó, mô hình của ông Nhi là một điển hình. Hiện nay có nhiều anh em làm theo nhưng năng suất và thu nhập chưa bằng hộ ông Nhi”.


Có thể bạn quan tâm

Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.

24/03/2014
Đâm Lo Vì Trót Trồng Ớt Trung Quốc Đâm Lo Vì Trót Trồng Ớt Trung Quốc

Một loại ớt có xuất xứ từ Trung Quốc được nhiều người dân trồng trên các cánh đồng tại tỉnh Nghệ An mà chưa hề được cơ quan chức năng kiểm định (kiểm dịch)

24/02/2014
Cá Bống Tượng Tăng Giá Ở Cà Mau Cá Bống Tượng Tăng Giá Ở Cà Mau

Từ đầu năm đến nay, giá cá bống tượng luôn tăng, hiện tại đang dao động ở mức 380.000-410.000 đồng/kg. Mức giá trên đã khuyến khích nông dân nuôi lại đối tượng này sau thời gian dài “treo” ao.

24/03/2014
Quả Ngọt Trên Đất Cằn Quả Ngọt Trên Đất Cằn

Hơn 6 năm qua, nhờ trồng dứa trái vụ, nông dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã khai thác hiệu quả quỹ đất đồi bãi, cải thiện cuộc sống.

24/02/2014
Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.

24/03/2014