Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Mía Trên Vùng Mặn

Triệu Phú Mía Trên Vùng Mặn
Publish date: Tuesday. April 1st, 2014

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.

Khi chuyển từ trồng lúa sang nuôi chuyên tôm, có thời gian rảnh rỗi, ông Nguyễn Hữu Nhi cũng như những nông dân khác tìm hướng trồng và nuôi đa cây, con để cải thiện thu nhập cho gia đình. Qua nhiều năm trăn trở, ông Nhi đã cải tạo 500 m2 đất vườn quanh nhà để trồng mía đường.

Ông cho biết: “Lúc đầu trồng thử 500 m2 vì cứ nghĩ vùng đất mặn quanh năm và nhiều phèn, cây mía sẽ không phát triển. Thật bất ngờ, qua một vụ trồng thử nghiệm mía phát triển tốt và vị ngọt thanh. Từ đó, nhiều người bán nước mía trong huyện đến đặt mua”.

Giống mía mà ông Nhi trồng được người dân trong ấp gọi là mía mắc lồi, chịu hạn cao, đặc biệt là có tính chịu phèn mặn nên loại mía này cho năng suất và chất lượng cao.

Theo ông Nhi, trồng mía 3 năm phải chuyển vòng 1 lần, phải bón lót phân khi đặt hom, vun gốc và đánh tàn trong mùa mưa.

Ngoài ra, trong mùa nắng không cần đánh tàn để lá khô còn giúp cho mía tránh thoát hơi nước. Từ đó, mía của ông luôn cho vị ngọt thanh, được bạn hàng bán nước mía tin tưởng đặt hàng trước mùa vụ.

Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương, cho biết: “Với vùng đất mặn này thì mô hình kinh tế phụ của ông Nhi là một điển hình để nông dân học tập, bởi chưa được 2.000 m2 nhưng mỗi năm từ một vụ mía thu nhập gần 100 triệu đồng”.

Nhiều năm qua, mía của ông Nhi gần như không đủ bán cho khách hàng, thường thời gian chỉ hơn 1 tháng là ông bán hết.

Để tăng thêm thu nhập, ông Nhi đang cải tạo thêm 500 m2 đất trống quanh nhà để tăng thêm diện tích, thu nhập từ cây mía. Từ mô hình trồng mía và 2 ha vuông tôm, mỗi năm gia đình ông Nhi thu nhập trên 200 triệu đồng. Nhờ đó 2 đứa con của ông được học hành và cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định, khấm khá.

Ông Nguyễn Hữu Ly, Trưởng ấp Mương Điều B, cho biết: “Mỗi lần họp chi bộ của ấp, anh em đều đưa ra những mô hình hiệu quả từ đa cây, con để học hỏi làm theo, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Trong đó, mô hình của ông Nhi là một điển hình. Hiện nay có nhiều anh em làm theo nhưng năng suất và thu nhập chưa bằng hộ ông Nhi”.


Related news

Lời Giải Cho Bài Toán Lời Giải Cho Bài Toán "Nuôi Con Gì"?

Bài toán trồng cây gì, nuôi con gì vẫn đang là điều trăn trở bấy lâu nay của bà con nông dân ta. Từ thực tế thành công của các hộ chăn nuôi cho thấy, việc lựa chọn bò lai sind để đầu tư đã mang lại hiệu quả hơn so với các con nuôi khác.

Saturday. October 4th, 2014
Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi

Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.

Saturday. October 4th, 2014
Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Saturday. October 4th, 2014
“Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết “Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Saturday. October 4th, 2014
“Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng “Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Saturday. October 4th, 2014