Xuất khẩu rơm sang Nhật
Ngày 18/11, lãnh đạo Nông trường Sông Hậu, TP. Cần Thơ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu số lượng lớn từ miền Tây sang Nhật Bản làm thức ăn trong ngành chăn nuôi.
Phía JBIX cho biết, họ rất cần nguồn thức ăn chăn nuôi tốt, sạch cho gia súc, đặc biệt là cho đàn bò hơn 4,3 triệu con.
Trong đó, rơm là một trong những nguồn thức ăn được đặc biệt chú ý với nhu cầu khoảng 220.000 tấn/năm (đã qua chế biến).
Với dự án này, JBIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho bên Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân.
Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu cho hay, nếu không có gì thay đổi thì ngay sau vụ Đông Xuân 2015-2016, những tấn rơm đầu tiên đã qua chế biến sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này sẽ giúp sinh lợi cho người nông dân và giảm thiểu tình trạng đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.
Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.
Nhờ áp dụng công nghệ nuôi bò sữa của Israel nên năng suất cho sữa của đàn bò ở trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa của TPHCM có năng suất cao hơn năm trước gần 19%. TPHCM hiện đang tính toán để nhân rộng mô hình này.
Mặc dù là mô hình chăn nuôi mới, nhưng vài năm trở lại đây nuôi vịt trời đã được nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.